Khi nằm lòng hướng dẫn sử dụng tủ trưng bày bánh kem, việc vận hành thiết bị sẽ diễn ra nhanh chóng, hiệu quả hơn gấp bội. Bên cạnh đó, độ bền đẹp của thiết bị cũng được bảo vệ và duy trì qua thời gian.
1. Hướng dẫn sử dụng tủ trưng bày bánh kem tiết kiệm, an toàn
1.1 Cách lắp đặt
Khi mua về, tủ bánh kem đã ở trạng thái hoàn thiện với đầy đủ các chi tiết cấu thành. Hệ dây dẫn cũng được kiện toàn, chỉ cần liên kết với nguồn cấp sẵn có là thiết bị sẽ chạy “ro ro”. Vậy nên, cách setup thiết bị không có gì phức tạp. Tuy nhiên hãy lưu tâm đến những điều sau:
- Chọn vị trí đặt tủ sao cho vừa dễ quan sát, có tính thẩm mỹ cao
- Setup tủ ở nơi bằng phẳng, khô ráo, tránh xa nguồn nhiệt, “chặn đứng” rủi ro cháy nổ, rò rỉ. Không kê sát các chi tiết lân cận mà để chừa cỡ 15-20cm. Tạo không gian thông thoáng cho hoạt động của dàn nóng, duy trì độ bền, công năng của thiết bị.
- Chọn điện nguồn theo chỉ dẫn của nhà cung ứng
1.2 Cách sử dụng thông thường
- Bước 1: Check qua các chi tiết cấu thành của thiết bị: dàn lạnh,, hệ cửa kính, gioăng đệm, dây dẫn điện… đảm bảo tất cả đều ổn trước khi bắt đầu
- Bước 2: Cắm điện và khởi động nguồn, sau đó setup nhiệt độ, thời gian cất trữ theo mong muốn
- Bước 3: Chờ 15′ cho hơi lạnh tản đều trong khoang chứa thì xếp bánh vào bảo quản rồi kéo khít cửa tủ
Khi vận hành, nếu có bất thường hãy ngắt nguồn để phòng ngừa rủi ro. Duy trì thói quen lau chùi tủ hằng tuần và lưu ý dập cầu dao trước khi bắt đầu. Bảo dưỡng thường kỳ hằng tháng để KTV test linh kiện. Từ đó nếu có sai hỏng, các vấn đề sẽ được khắc phục kịp thời, tránh làm cản trở đến công việc kinh doanh.
1.3 Sử dụng chế độ sấy kính và cấp ẩm
Đây là 2 tính năng “chất lừ”của dòng thiết bị này, cách làm quen với chúng cũng rất đơn giản. Theo đó, chế độ sấy kính được dùng khi bề mặt xuất hiện những hạt nước đọng hoặc như phủ sương mờ (thường xảy ra khi vận hành tủ lâu ngày, môi trường có độ ẩm cao).
Nếu không xử lý, hơi ẩm này sẽ làm ảnh hưởng đến không gian bên trong và chất lượng bánh. Vậy nên, cần bật chế độ sấy trên bảng điều khiển trong 30-40′. Khi đó, hệ thống ống sấy chạy dọc đường viền kính sẽ làm nóng không khí, hong khô mặt kính nhanh chóng. Lưu ý, không setup thời gian quá lâu sẽ làm tăng nền nhiệt của khoang chứa, gây chảy thành phẩm và giảm hiệu quả bảo quản.
Chế độ phun ẩm sẽ là “người hùng” trong TH mặt bánh kem có hiện tượng se khô do cất trữ trong nền nhiệt thấp. Lúc này, bạn bật chế độ phun ẩm 15′ thì bánh sẽ trở nên mềm mại như mới. Và lưu ý không nên lạm dụng tính năng này, bởi nếu để lâu hơn sẽ khiến thành phẩm bị nhão, bết, biến dạng và hư hỏng.
➤➤➤ LIỆU RẰNG CÓ NÊN DÙNG: Tủ trưng bày bánh kem thanh lý
2. Cách vệ sinh tủ bảo quản bánh kem đúng cách, sạch đẹp
Việc vệ sinh tủ là nguyên tắc “cầm trịch” để thiết bị luôn sạch đẹp, bền bỉ qua thời gian.
- Bước 1: Ngắt nguồn để giữ an toàn trong từng thao tác
- Bước 2: Nhẹ nhàng đưa thành phẩm ra khỏi thiết bị (để trong điều kiện phòng hoặc chuyển sang tủ khác)
- Bước 3: Tháo các khay đựng bánh kem, lau rửa bằng khăn cotton mềm cùng dầu rửa bát. Sau đó, lau hết nước và phơi khô trong 1-2h
- Bước 4: Lấy khăn ẩm lau mọi ngóc ngách của khoang chứa. Chú ý các mối tiếp giáp, đường viền, khe rãnh, hệ thống cửa kính… Thực hiện thao tác trên 3 lần trước khi dùng tấm vải khô lau lại toàn bộ
- Bước 5: Lắp khay vào tủ, đóng khít cửa, khởi động thiết bị. Setup chế độ bảo quản, chờ 15′ rồi cho bánh vào cất trữ như bình thường.
3. Một số lưu ý khi sử dụng để tủ bánh kem bền bỉ, tiết kiệm điện
Khi đồng hành cùng thiết bị, để tối ưu chi phí, kéo dài tuổi thọ, bạn đừng “xem nhẹ” những lưu ý đặc biệt sau:
3.1 Không ngắt điện thường xuyên
Đây là điều có vai trò “then chốt” để gia tăng độ bền sản phẩm cũng như tối ưu tiền điện hằng tháng. Theo đó, nếu bạn ngắt điện thường xuyên thì khi setup trở lại sẽ cần 30′ vận hành hết công suất mới có được nền nhiệt như cũ. Quá trình trên sẽ tiêu tốn lượng điện năng cực “khủng”.
Trong khi đó, nếu duy trì 24/7 thì lượng điện tiêu thụ đều đều lại chẳng tốn là bao. Đó là chưa kể đến việc bật tắt thiết bị liên tục còn dễ gây chập cháy, làm hư hỏng công cụ bảo quản này. Vậy nên, nếu không cần vệ sinh hay bảo trì thì hãy giữ nguyên trạng thái kết nối điện của tủ theo thời gian nhé!
3.2 Hạn chế đóng mở cửa tủ
Việc đóng mở thiết bị quá nhiều lần trong ngày sẽ dẫn đến 2 hệ lụy.
- 1 là làm thất thoát hơi lạnh, khiến block làm lạnh phải “gồng mình” chạy hết công suất để bù đắp, gây tiêu tốn điện năng.
- 2 là hơi lạnh mất đi 1 lượng lớn, khí nóng xâm nhập vào bên trong làm giảm hiệu quả bảo quản thành phẩm. Bởi vậy cần hạn chế thói quen này, chỉ thao tác nếu thực sự cần thiết.
3.3 Dùng đúng công suất
Vì sao khi vận hành tủ, bạn cần dùng đúng công suất của chúng? Bởi nếu vận hành với công suất dưới ngưỡng, hiệu quả làm lạnh khoang chứa sẽ bị hạn chế. Không đáp ứng được yêu cầu về nền nhiệt cất trữ, làm biến đổi chất lượng bánh.
Ngược lại, nếu lạm dụng và luôn setup công suất vượt ngưỡng thì đây sẽ là gánh nặng lớn đối với hệ thống làm lạnh. Và nếu điều này tái diễn liên tục thì hư hỏng, chập cháy sẽ trở thành hệ quả tất yếu.
3.4 Cài đặt nhiệt độ hợp lý, ổn định
Nền nhiệt tối ưu là nhân tố “sống còn” đối với không gian cất trữ. Nhìn chung, thông số lý tưởng sẽ nằm trong khoảng 2 – 6 độ C. Trong TH số lượng bánh ít, không lấp đầy khoang chứa có thể setup cao hơn 1-2 độ. Ngược lại, nếu ở trạng thái full thì nên hạ nhiệt thấp hơn yêu cầu chung này.
Ngoài ra, việc setup nền nhiệt còn phụ thuộc vào mục đích, thời gian cất trữ theo mong muốn. Ví dụ, nếu có nhu cầu cất trữ trong 10 ngày thì hạ nền nhiệt xuống 1-4 độ C. Ngược lại nếu chỉ giữ thành phẩm trong 1-2 ngày thì 4-8 độ C là lựa chọn tối ưu dành cho bạn.
3.5 Sấy kính và phun ẩm khi cần thiết
Như đã nhắc đến ở trên, việc sấy kính và phun ẩm đem đến nhiều tác dụng tích cực cho không gian cất trữ. Trong đó, chế độ sấy giúp mặt kính không bị đọng nước, giúp khách dễ dàng nhìn xuyên qua, tăng cường hiệu quả bảo quản.
Còn chế độ phun ẩm giúp xử lý nhanh tình trạng khô mặt ngoài của bánh, giúp duy trì chất lượng món qua thời gian. Vậy nên, trong những TH cụ thể hãy linh động sử dụng 2 tính năng này để tối ưu quá trình bảo quản thành phẩm.
3.6 Bảo trì và thay thế định kỳ
Bảo trì là nguyên tắc bất di bất dịch để gia tăng độ bền của thiết bị. Bởi khi đó, những lỗi tiềm ẩn, các vấn đề kỹ thuật sẽ được can thiệp sớm, ít gây ảnh hưởng đến tiến độ kinh doanh. Ngoài ra, để duy trì công năng của thiết bị thì với những chi tiết có dấu hiệu xuống cấp, hãy thay mới bằng linh kiện chính hãng. Tốt nhất là cùng 1 thương hiệu với dòng thiết bị ban đầu.
Trên đây là hướng dẫn sử dụng tủ trưng bày bánh kem chi tiết, “xịn đét” dành cho người mới bắt đầu. Hãy lưu lại cẩm nang hữu ích này để áp dụng khi cần thiết nhé!