Cách bảo quản bánh mì sandwich thường được thực hiện theo 3 nguyên tắc: hạ thấp độ ẩm, set nhiệt, ngăn cách vật chứa với môi trường xung quanh. Tùy vào từng TH, bạn có thể ứng dụng 1 hoặc nhiều nguyên tắc kể trên trong phương pháp cất trữ của riêng mình.
1. Giải đáp nhanh: Bánh mì sandwich để được bao lâu?
Bánh sandwich vốn không có xuất xứ tại VN nhưng nhờ tạo hình vuông vắn và đẹp mắt, chất bánh mềm mại, thơm ngon nên được lòng người dân bản địa. Vậy khi mua về, vấn đề đặt ra là có thể cất trữ chúng trong bao lâu? Lời giải đáp hẳn sẽ khiến bạn “tròn mắt” đấy!
Không có câu trả lời cho tất thảy TH, bởi trong những điều kiện cất trữ khác nhau thì HSD cũng khác nhau. Cụ thể nếu để trong điều kiện phòng (khoảng 25 độ) thì có thể dùng chúng trong vòng 1 ngày. Nếu trong điều kiện oi nực thì chỉ sau nửa ngày chúng đã “hết date”. Ngược lại, khi đưa vào ngăn đá của tủ lạnh thì sau vài tháng chất lượng bánh vẫn “xịn đét”, không chút “xi nhê”. Vậy nên, tùy vào mục đích mà bạn nên lựa chọn hình thức bảo quản sao cho phù hợp.
2. 5 Cách bảo quản bánh mì sandwich không bị mốc, vừa ngon, dinh dưỡng
Để món ăn có thể “đóng băng” hương vị thơm ngon khi bảo quản, bạn có thể thử qua 1 trong 5 cách dưới đây:
2.1 Sử dụng giấy báo gói
Đây là cách làm đơn giản nhưng đem đến hiệu quả khá ấn tượng. Theo đó, chỉ cần bọc bánh trong giấy báo rồi gói kín, khi đó thành phầm sẽ giữ được hương vị trong 1 ngày.
Ngoài vai trò ngăn cách thực phẩm với các yếu tố gây hại bên ngoài như: bụi bẩn, vi khuẩn, nấm mốc, giấy báo còn tạo hơi ẩm, giúp bánh không bị khô. Chẳng những vậy, vật liệu này còn rất an toàn.
2.2 Sử dụng cần tây
Cần tây là loài thực vật có khả năng hút ẩm siêu đỉnh, chẳng những vậy chúng còn khử mùi cực tốt nhờ hương thơm tự nhiên.
Chính vì vậy, bạn có thể “bonus” vài cọng cần tây tươi vào bao bì chứa bánh sandwich để kéo dài thời gian bảo quản. Mặc dù loại bỏ độ ẩm để ức chế hoạt động của vi sinh vật gây hại, hoạt động hô hấp của cần tây vẫn tạo ra lượng ẩm tự nhiên. Vậy nên, sau thời gian bảo quản, bánh vẫn mềm thơm như mới.
2.3 Sử dụng đường
Bạn đã từng dùng đường kính để cất trữ bánh sandwich hay chưa? Hãy thử 1 lần, rồi bạn sẽ “há hốc miệng” trước công dụng đáng nể của chúng. Mỗi hạt đường tạo ra đều được nén dưới nền nhiệt cao và vắt kiệt nước bên trong. Vậy nên khả năng hút ẩm là cực kỳ đỉnh.
Vậy nên, nếu bạn đặt bánh vào túi zip, thêm vài thìa đường, đậy khít bao bì thì việc cất trữ trong 4-5 ngày là hoàn toàn có thể.
2.4 Sử dụng nước, than hồng
Khi để trong điều kiện thường, nước bị rút bớt, lại thêm việc thất thoát khí CO2 nên thực phẩm có hiện tượng “ỉu xìu”, rất khó ăn. Lúc này để gia tăng HSD, bạn hãy vẩy chút nước lên bề mặt bánh, sau đó nướng vàng 2 mặt trên than hồng.
Khi đó, lớp vỏ ngoà sẽ chuyển sang màu vàng nâu, giòn tan và tỏa mùi thơm nức. Ngược lại, bên trong lại rất mềm mại do đủ ẩm nên ăn ngay hay cất trữ tiếp đều cực ổn.
2.5 Sử dụng khoai tây, táo
Táo và khoai tây được xem là ‘khắc tinh” của vi khuẩn và nấm mốc. Chính vì vậy, chúng có mặt ở đâu là các yếu tố gây hại này sẽ tránh xa nơi đó. Tận dụng đặc tính này, nhiều người đã sử dụng 2 thực phẩm trên để cất trữ bánh sandwich và thu về kết quả ngoài mong đợi.
Cụ thể, ta chỉ cần rửa sạch, lau khô, tiếp theo để nguyên vỏ rồi cắt thành những lát mỏng. Tiếp theo, dùng khăn cotton thấm khô phần nước chảy ra rồi cho chúng vào túi đựng bánh. Theo cách này, bạn có thể cất trữ thức ăn trên 3-4 ngày cũng không thành vấn đề.
3. Một số lưu ý khi để bảo quản bánh mì sandwich được lâu
3.1. Hút chân không để tối ưu tác dụng
Thông thường khi cất trữ thực phẩm, thường chỉ cho vật chứa vào túi rồi làm khít mép túi là hoàn thiện. Tuy nhiên, ít ai để ý rằng môi trường không khí bên trong bao quanh bánh vẫn rất giàu ẩm, vi sinh vật. Vậy nên, qua thời gian, bánh vẫn bị hư hỏng dù cách ly với môi trường ngoài. Các chuyên gia về bảo quản mới nghĩ ra giải pháp hút chân không nhằm tối ưu thời gian cất trữ.
Theo đó, khi rút sạch không khí bên trong túi thì các tác nhân gây hại đều được loại bỏ triệt để. Ngay cả khi còn tồn tại 1 lượng nhỏ VSV thì cũng không thể phát triển trong môi trường chân không.
3.2. Chú ý đến độ ẩm của môi trường
Vì sao độ ẩm cao được xem nhân tố “cản đường” trong tiến trình bảo quản thực phẩm? Vì hầu hết vi sinh vật hoại sinh đều là những đại diện ưa ẩm, độ ẩm càng cao thì phát triển càng mạnh và ngược lại. Do đó, khi muốn gia tăng thời hạn cất trữ, ta cần hạ thấp hoặc triệt tiêu hơi ẩm trong khu vực bảo quản. Cụ thể là sử dụng các nguyên liệu hút ẩm từ thiên nhiên hoặc rút kiệt khí như cách làm trên.
3.3 Ứng dụng hiểu biết về nhiệt độ trong bảo quản
Ngoài biện pháp khống chế độ ẩm thì ứng dụng những hiểu biết về nhiệt cũng là cách hay giúp bạn gia tăng thời hạn cất trữ bánh.
Theo đó, 30-35 độ là điều kiện lý tưởng cho sự sinh trưởng của VSV gây hại. Như vậy, nếu muốn cất trữ lâu hãy dời nền nhiệt theo 2 thái cực: 1 là hạ nhiệt để ức chế hoạt động của tác nhân đang xét, 2 là gia tăng nền nhiệt để tiêu diệt chúng. Chính vì vậy, có thể chọn 1 trong 2i cách: cất bánh trong tủ lạnh hoặc nướng giòn.
Cách bảo quản bánh mì sandwich có rất nhiều phương án thú vị để bạn lựa chọn. Và nhiệm vụ của bạn là hãy dựa vào nhu cầu thực tế để tìm ra gợi ý tương thích nhất.