Trong cách làm lông dê có 3 điểm sai khác so với việc sơ chế lông gia cầm. Đó là cắt tiết ở dưới cổ con vật, pha nước với nền nhiệt 70 độ C và thời gian nhúng kéo dài 10-15 phút.
1. Cách làm lông dê thủ công, truyền thống nhanh, sạch
Làm lông dê theo cách truyền thống thường được áp dụng trên quy mô gia đình, khi cần sơ chế 1-2 con để làm tiệc chiêu đãi cả nhà. Và để bắt đầu, bạn hãy thực hiện theo hướng dẫn sau nhé!
1.1 Chuẩn bị dụng cụ hỗ trợ
- Xoong nấu nước (dung tích khoảng 15-20l)
- Nhíp hoặc dao nhíp
- Một chậu thau lớn
1.2 Tiến hành vặt lông dê
- Bước 1: Cho khoảng 12 lít nước vào nồi, sau đó đun sôi đến 100 độ C. Sau đó, để 15-20 phút cho nước nguội bớt còn 70 độ rồi mới nhổ lông
- Bước 2: Nhúng dê đã qua cắt tiết vào thau nước đã pha sẵn. Chú ý lật đều tay để mình dê đẫm nước, để chừng 10′ thì vớt dê ra vặt lông
- Bước 3: Dùng tay vặt nhanh từ đầu xuống mình, từ đùi xuống chân.
- Bước 4: Sau khi đã làm sạch lông cơ bản thì dùng nhíp để nhổ những chiếc lông. Lấy dao lách bỏ móng, phần da dày ở tứ chi con vật là xong
Thành phẩm sạch lông hoàn toàn, bề mặt da cực nhẵn mịn, phủ sắc be ngả hồng. Không bị bong tróc, bầm dập, trông cực ngon mắt.
2. Cách làm lông dê nhanh nhất bằng máy chuyên dụng
Khi cần làm lông dê để phục vụ nhu cầu kinh doanh thì việc sơ chế theo cách truyền thống trở nên bất khả thi, bởi tốc độ hoàn thiện quá chậm. Thay vào đó, các chủ tiệm phải nhờ cậy đến 1 công cụ hỗ trợ chuyên nghiệp, đó chính là máy vặt lông dê chuyên dụng. :
2.1 Chọc tiết dê
Gọi là chọc tiết dê vì để “hóa kiếp” cho con vật, bạn cần phải dùng dao xâm nhập theo chiều dọc thay vì cắt ngang như các loại gia cầm.
Cụ thể, vị trí chọc tiết là ngay dưới cổ của dê, cách mõm chúng chừng 15-20cm. Để bắt đầu, cần giữ cố định con vật, sau đó dùng dao nhọn khứa 1 đường cỡ 5cm. Sau đó, dùng đầu dao đi sâu vào vùng động mạch cổ của chúng. Khi đó tiết dê sẽ chảy ra, bạn có thể hứng vào xoong/chậu cho đến khi tiết chảy hết.
2.2 Pha nước làm lông dê
Đây là công đoạn chuẩn bị, nghe thì đơn giản nhưng lại quyết định hiệu quả làm sạch lông. Nhìn chung, cách pha nước vặt lông bằng máy không khác gì cách làm thông thường. Và bạn có thể chọn 1 trong 2 phương án.
- 1 là chờ nước sôi nguội dần xuống nền nhiệt 68-70 độ.
- 2 là mix 2 phần nước sôi, 1 phần nước lạnh để có được nền nhiệt này.
Sau đó, nhúng dê đã cắt tiết vào, dùng gậy đảo qua lại để nước nóng thấm đều trên mình dê. Sau khoảng 1/6 giờ, nếu thấy lông trôi ra dễ dàng thì vớt ra để đưa vào máy
2.3 Tiến hành vặt bằng máy
Để vặt lông dê bằng máy chuyên dụng, bạn thực hiện tuần tự theo các bước sau:
- Bước 1: Check máy và khởi động thiết bị, sau đó cài đặt chế độ làm lông theo mong muốn (tốc độ, thời gian…)
- Bước 2: Cho dê đã qua cắt tiết vào lồng chứa và theo dõi tiến trình sơ chế
- Bước 3: Sau thời gian setup, khi máy đã ngừng quay thì lấy thành phẩm ra để sẵn sàng cho khâu chế biến
2.4 Nghiệm thu
- Thành phẩm có độ sạch lông chạm ngưỡng 100% với chất lượng đều tăm tắp mỗi mẻ. Bề mặt da con vật rất phẳng mịn, màu sắc sáng hồng tự nhiên
3. Lưu ý để nhổ lông dê hiệu quả cao, tiết kiệm chi phí
Khi làm lông dê để phục vụ nhu cầu kinh doanh, có 2 điều cần đặc biệt chú trọng. Đó là hiệu quả làm sạch và khả năng tối ưu chi phí cho khâu sơ chế. Và để làm tốt cả 2 phương diện này thì chúng ta cần lưu ý 3 điểm đặc biệt dưới đây:
- Đảm bảo vết cắt tiết vừa phải
Khi chọc tiết dê, không phải vết cắt càng to thì càng hiệu quả. Vì mục đích của chúng ta chỉ là tiếp cận động mạch cổ của con vật, xử lý dứt điểm bằng đường dao sắc lẹm là xong. Nếu bạn thao tác với vết cắt quá rộng thì việc xác định đúng vị trí của mạch máu sẽ gặp khó khăn hơn. Thêm nữa, tính thẩm mỹ của vết cắt lớn bao giờ cũng ở mức thấp hơn hẳn so với những vết cắt có thiết diện vừa phải.
- Chọn phương thức phù hợp
Thực tế cho thấy cả 2 phương thức vặt lông mà Thiết bị bếp việt vừa chia sẻ đều có hiệu quả làm sạch ngang ngửa. Điểm khác biệt lớn nhất là tốc độ và năng suất. Cụ thể, với cách sơ chế truyền thống, bạn mất tối thiểu 30′ để làm sạch lông con vật và thường chỉ có thể thao tác trên 1-2 đối tượng mỗi lần. Nếu vặt lông bằng máy chuyên dụng thì chỉ chưa đầy 2 phút là lông của gia súc đã sạch sẽ.
Không những vậy, bạn còn có thể thao tác với số lượng lớn trong mỗi mẻ do sức chứa của lồng quay là cực ấn tượng. Vậy nên, hãy tùy vào nhu cầu thực tế, quy mô gia đình mà tìm ra lựa chọn phù hợp nhất.
- Nhúng dê đúng cách
Kể cả khi sở hữu con máy trong mơ mà nhúng dê sai cách, lông còn bám chặt, cứng nguyên thì chất lượng thành phẩm cũng sẽ cực dở. Do đó, hãy học cách nhúng dê chuẩn đét để tối ưu hiệu quả làm lông, dù là vặt bằng tay hay bằng thiết bị chuyên dụng. Thêm nữa, nhúng ngập toàn bộ thân mình con vật trong nước nóng trong 15 phút. Nếu thực hiện đúng theo hướng dẫn này thì đảm bảo tỉ lệ loại bỏ lông sau sơ chế sẽ ở mức cao chạm nóc.
Khi đã nắm vững quy trình và những lưu ý trong cách làm lông dê thì dù bạn mới thao tác lần đầu vẫn có thể xử lý nhanh gọn để cho ra thành phẩm cực chất. Hãy lưu lại thông tin hữu ích trong bài viết để khi cần có thể áp dụng ngay và luôn nhé!