Skip to main content

2 Cách Làm Lông Thỏ: Siêu nhanh, Cực sạch, An toàn

1.174 Lượt xem
0 Bình luận

Cách làm lông thỏ nhìn chung không có quá nhiều sai biệt so với việc sơ chế lông các loại gia súc và gia cầm khác. Tuy nhiên cần phải lưu ý về nhiệt độ nước pha, thời gian nhúng con vật cũng như cách sử dụng để rửa khi làm lông sao cho phù hợp.

1. Làm lông thỏ có khó không? Bật mí nhanh

Vặt lông là 1 trong những khâu bắt buộc trong quy trình sơ chế gia súc, gia cầm. Nếu so sánh với các đại diện khác, bạn sẽ thấy việc làm lông thỏ dễ dàng hơn nhiều bởi 2 lý do sau:

làm lông thỏ có khó không

  • Thứ nhất lông thỏ là lông mao, rất mềm mịn, đồng nhất về cấu tạo cũng như kiểu dáng nên rất dễ loại bỏ ra khỏi bề mặt da
  • Thứ hai thỏ là con vật có kích cỡ khá mi nhon, chỉ lớn hơn chuột chút xíu nên thao tác làm sạch diễn ra cực nhanh gọn và đơn giản, chẳng tốn mấy thời gian

Ngày nay, nhờ sự góp mặt của nhiều thiết bị hỗ trợ như máy vặt lông chuyên dụng mà việc làm sạch cũng được tối ưu triệt để về thời gian và tốc độ.

2. 2 Cách làm lông thỏ sạch đơn giản, nhanh nhất

Làm sạch lông thỏ thì có nhiều phương án nhưng không phải đại diện nào cũng được các gia đình và cơ sở kinh doanh lựa chọn

cách nhổ lông thỏ nhanh

2.1 Vặt thủ công

Đây là cách làm sạch truyền thống đã có từ hàng trăm năm nay nhưng cho đến giờ vẫn được nhiều gia đình lựa chọn. Khi thực hiện sơ chế theo cách này cần thực hiện theo hướng dẫn sau:

Chuẩn bị:

  • Xoong nấu nước
  • Chậu thau
  • Một chiếc nhíp nhỏ
  • Thỏ đã qua cắt tiết

chậu nhổ lông thỏ

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Đun sôi nước, sau đó chờ nguội bớt xuống nền nhiệt 85-90 độ C thì nhúng con vật vào 5′ rồi vớt ra (có thể pha nước theo tỉ lệ 5 sôi – 2 lạnh để có được nền nhiệt tương tự)
  • Bước 2: Dùng tay nhổ nhanh lông mao của thỏ theo chiều lông mọc. Chú ý thao tác dứt khoát nhưng không mạnh kẻo tróc da con vật. Làm sạch lần lượt từ phần đầu sang 2 tai rồi xuống thân mình và kết thúc ở tứ chi
  • Bước 3: Dùng nhíp để nhổ bỏ những sợi lông non mới nhú bằng cách luồn nhíp sao cho thân lông nằm giữa 2 cánh nhíp. Thao tác tương tự với các sợi lông còn sót cho đến hết.

nhổ lông thỏ bằng tay

2.2 Vặt bằng máy

Vặt thủ công là lựa chọn số 1 khi sơ chế trên quy mô gia đình. Tuy nhiên, nếu muốn đẩy nhanh tốc độ và hiệu suất làm sạch lông thỏ để phục vụ kinh doanh thì vặt bằng máy mới là ưu tiên hàng đầu. 

chuẩn bị máy nhổ lông thỏ

Chuẩn bị:

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Nấu sôi xoong nước, sau đó chờ 10′ cho nguội bớt thì nhúng thỏ vào, để 5-7 phút cho lông mềm bở thì vớt ra
  • Bước 2: Khởi động máy và setup thời gian, tốc độ theo mong muốn, sau đó cho thỏ đã nhúng nước nóng già vào
  • Bước 3: Theo dõi tiến trình sơ chế cua thiết bị, đến khi hết thời gian cài đặt bạn sẽ thu được thành phẩm với độ sạch lên tới 99%. Sau đó, thu dọn và làm sạch thiết bị bằng xà phòng, nước là xong.

vặt lông thỏ bằng máy

3. 3 Lưu ý quan trọng khi nhổ lông thỏ nhất định phải biết

3.1 Pha nước vặt lông đúng cách

Như đã nhắc đến ở trên, nước vặt lông lý tưởng không phải là nước sôi già mà có nền nhiệt trong khoảng 85-90 độ. Điều kiện vừa đủ để lông mềm, dễ bong nhưng không làm tróc da con vật. Và có 2 cách để bạn có thể fix chuẩn nền nhiệt này, đó là chờ chúng giảm nhiệt sau khi sôi (không cần pha chế gì thêm). Hoặc mix nước sôi với nước lạnh theo tỉ lệ 5 sôi – 2 lạnh như đã chia sẻ.

Nếu làm đúng theo hướng dẫn này thì đảm bảo việc loại bỏ lông sẽ cực dễ dàng, chất lượng thực phẩm sau sơ chế cũng rất ổn áp. Da thỏ có màu sáng hồng, giữ nguyên trạng thái và thịt thỏ cũng không bị bở nát.

pha nước nhổ lông thỏ đúng cách

3.2 Lựa chọn phương thức nhổ phù hợp

Chọn cách thức nhổ lông không thể tùy tiện mà cần phải dựa vào nhu cầu thực tế. Chính xác hơn là lượng nguyên liệu mà bạn cần làm sạch mỗi lần. Theo đó, nếu chỉ làm 1 vài con để phục vụ bữa ăn gia đình thì bạn có thể vặt theo cách thủ công.

Nếu cần sơ chế khoảng chục con/ngày, máy vặt cầm tay sẽ là gợi ý phù hợp nhất. Trong TH cần sơ chế SLL thì nên dùng máy vặt lông công nghiệp

3.3 Hạn chế rửa thỏ khi làm lông 

Khi làm lông thỏ, nếu vừa nhổ, vừa cho nước vào để rửa trôi lông thì thành phẩm sau sơ chế sẽ cực tanh. Điều này chủ yếu do da và chất tiết của thỏ cực nhạy cảm với nước. Càng tiếp xúc nhiều, càng dễ sinh ra mùi khó chịu. Chính vì vậy, khi sơ chế hãy thao tác 1 lượt để nhổ bỏ hết lông. Sau đó mới dội qua 1 lần để loại bỏ phần lông bám dính trên mình con vật.

không rửa thỏ khi vặt lông

Cách làm lông thỏ xem ra cũng có nhiều chi tiết đặc biệt hơn hẳn so với việc sơ chế gia cầm phải không ạ? Vậy nên, hãy ghim lại những thông tin thú vị mà Thiết bị bếp việt vừa chia sẻ để áp dụng chuẩn khi cần nhé!

5/5 - (1 bình chọn)
Đăng ký tư vấn miễn phí

Tìm hiểu 1 năm không bằng lắng nghe 1 câu tư vấn

Chưa có
đánh giá nào
5
0% | 0 đánh giá
4
0% | 0 đánh giá
3
0% | 0 đánh giá
2
0% | 0 đánh giá
1
0% | 0 đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Hỏi đáp

Không có hỏi đáp nào.

Đánh giá 2 Cách Làm Lông Thỏ: Siêu nhanh, Cực sạch, An toàn
Gửi ảnh thực tế
0 ký tự (Tối thiểu 10)
Bạn cảm thấy thế nào về sản phẩm? (Chọn sao)
Bài viết liên quan
Tư vấn
Chat Zalo
showromm Showroom
Gọi ngay