Có thể bạn cũng biết, nấu cơm có rất nhiều cách khác nhau để thực hiện. Ngoài việc sử dụng nồi cơm điện – thiết bị đã rất quen thuộc trong các hộ gia đình hiện nay, thì bạn còn có thể sử dụng nồi áp suất, bếp gas, … hay tủ nấu cơm để nấu cơm. Mỗi cách đều rất hữu dụng trong một số trường hợp khác nhau. Chính vì thế mà trong bài viết này, Quang Huy xin giới thiệu đến tất cả quý vị và các bạn cách nấu cơm bằng nồi áp suất, nồi cơm điện và tủ nấu cơm.
Để có thể nấu cơm thì chúng ta có thể có rất nhiều cách khác nhau, tuy nhiên làm cách nào để cơm ngon, dẻo và thơm thì không phải ai cũng biết. Trong số rất nhiều những cách đó, chúng tôi xin giới thiệu đến tất cả các bạn cách nấu cơm bằng nồi áp suất, nồi cơm điện và tủ nấu cơm. Đây là những cách nấu cơm dễ dàng để thực hiện cũng như cho chất lượng cơm ngon nhất.
Cách nấu cơm bằng nồi cơm điện
Nấu cơm bằng nồi cơm điện là cách đơn giản nhất để nấu cơm mà có lẽ ai cũng biết, được trang bị hệ thống gia nhiệt bằng rơ-le tự ngắt, hệ thống nút bấm dễ sử dụng. Tuy nhiên nếu bạn vẫn đang gặp khó khăn trong việc sử dụng sản phẩm này thì đừng bỏ qua những hướng dẫn sau đây.
Đong gạo
Đầu tiên bạn cần đong lượng gạo cần nấu, các bạn có thể sử dụng lon sữa ông thọ hoặc dùng bát để đong sao cho phù hợp với số người ăn. Chú ý trường hợp cần nấu nhiều cơm nhưng nồi quá nhỏ thì bạn cần phải chuyển sang nồi khác có dung tích lớn hơn vì nếu sử dụng nồi nhỏ cơm sẽ không chín và nở được.
Vo gạo
Việc vo gạo sẽ giúp bạn loại bỏ các loại tạp chất, sạn, đất cát có lẫn trong gạo, khi vo gạo thì các bạn cần phải lưu ý những điều sau:
- Nên sử dụng rổ, rá để vo gạo được kĩ hơn, tránh việc gạo bị rơi vãi ra bên ngoài.
- Vo gạo từ 1 – 2 nước tùy vào độ sạch của gạo, không nên vo quá nhiều và lâu khiến gạo bị mất đi hàm lượng chất dinh dưỡng có trong hạt.
Đong nước
Sau khi vo gạo xong chúng ta đến với công đoạn đong nước, việc này rất quan trọng quyết định đến chất lượng cơm của bạn. Cơm của bạn nhão hay khê, ngon hay không là phụ thuộc vào khâu này.
Đong nước nấu cơm thì dựa vào kinh nghiệm là chính, còn tùy thuộc vào loại gạo mà bạn vẫn thường sử dụng nữa. Sau nhiều lần nấu cơm thì bạn sẽ có thể căn được lượng nước tương ứng với lượng gạo của mình. Nếu chưa quen thì bạn có thể áp dụng một vài cách sau:
- Gạo trắng, hạt dài: 1 bát gạo – 2 bát nước.
- Gạo trắng, hạt vừa: 1 bát gạo – 1,5 bát nước.
- Gạo trắng, hạt ngắn: 1 bát gạo – 1 bát nước.
- Gạo lứt: 1 bát gạo – 2,5 bát nước.
- Gạo đồ: 1 bát gạo – 2 bát nước.
- Gạo Thái, gạo Basmati, Jasmine nhập khẩu: 1 bát gạo – 1 bát nước.
Những cách trên tương đối chính xác nhưng chưa hẳn là hoàn hảo, qua nhiều lần nấu cơm thì bạn có thể ước lượng được lượng nước cần thiết tương ứng với lượng gạo đã có.
Nấu cơm
Cuối cùng là công đoạn nấu cơm, các bạn hãy thực hiện lần lượt các bước sau:
- Lau thật khô nồi cơm điện, đặc biệt là phía dưới nồi bởi vì nước sau khi vo gạo sẽ chảy xuống đây.
- Dàn đều gạo ra sao cho gạo nằm hoàn toàn dưới mực nước.
-
Bật chế độ “Cook” để tiến hành nấu cơm.
Sau khi nồi chuyển sang chế độ chín, bạn không nên lấy cơm ra ngay. Thay vào đó hãy để nồi ủ cơm trong khoảng 10 phút để cơm chín kĩ hơn, sau đó mới lấy ra và dùng muôi, đũa cả, … để xới tơi cơm lên và thưởng thức.
Cách nấu cơm bằng nồi áp suất
Sử dụng nồi cơm điện là một trong những cách đơn giản nhất để nấu cơm, tuy nhiên nếu chẳng may nồi cơm điện nhà bạn bị hỏng hóc, đang mang đi sửa chữa, … thì bạn có thể sử dụng nồi áp suất để nấu cơm. Đây là một giải pháp thay thế không hề tồi đâu nhé!
Vo gạo
Đầu tiên các bạn cũng cần phải chuẩn bị lượng gạo cần nấu, vo gạo và để sẵn ra một cái rổ. Chú ý, tuyệt đối không vo gạo trực tiếp trong nồi áp suất.
Nấu cơm
Chỉ cần thực hiện theo các bước sau đây, các bạn sẽ có thể nấu cơm bằng nồi áp suất một cách nhanh chóng.
- Mở nắp nồi áp suất (thường là vặn theo chiều kim đồng hồ).
- Lấy nồi ra bên ngoài và cho gạo đã vo vào bên trong, sau đó cho thêm nước vào. Chú ý bởi vì nồi áp suất có công suất cao hơn nồi cơm điện, ủ nhiệt tốt hơn nên bạn chỉ cho ít nước mà thôi, thường chỉ bằng 1/2 so với lượng nước khi nấu bằng nồi cơm điện. Nếu bạn cho quá nhiều nước thì cơm của bạn sẽ thành cháo đấy nha!
- Lau khô nồi trước khi đặt nồi vào bên trong thân nồi, sau đó đóng nắp lại bằng cách xoay ngược chiều kim đồng hồ.
- Cấp điện (hoặc gas) cho nồi để bắt đầu nấu cơm.
- Tại hệ thống nút bấm điều chỉnh nhiệt độ, chế độ, thời gian thì bạn thiết lập thời gian nấu cơm, khoảng 10 – 15 phút tùy vào lượng gạo đã cho.
- Sau khi hoàn thành thì bạn xoay nhẹ nút áp suất để xả hết hơi ra bên ngoài, sau đó mới ngắt điện và mở nắp nồi và lấy cơm ra. Tuyệt đối không mở nắp nồi khi mà chưa xả áp suất, gây nguy hiểm cho người sử dụng.
Cách nấu cơm bằng tủ nấu cơm
Vậy là ở trên Quang Huy đã giới thiệu đến các bạn hai cách nấu cơm bằng nồi cơm điện và nồi áp suất. Đây là hai cách rất phù hợp với các hộ gia đình hiện nay, phục vụ bữa cơm gia đình. Tuy nhiên khi mà số lượng người ăn tăng lên nhiều hơn thì sẽ như thế nào, ví dụ trong các nhà hàng, quán ăn, khách sạn, … hiện nay? Khi đó các bạn sẽ phải sử dụng đến tủ nấu cơm công nghiệp.
>>> Bạn có thể tham khảo 6 mẫu tủ nấu cơm công nghiệp được bán chạy nhất 2023
Tủ nấu cơm công nghiệp là sản phẩm được sản xuất và chuyên dụng trong các nhà hàng, quán ăn hiện nay. Với công suất mạnh mẽ, dung tích lớn giúp bạn có thể nấu và phục vụ hàng trăm suất cơm cùng một lúc. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều sản phẩm tủ cơm với nhiều mẫu mã khác nhau, từ tủ cơm 4 khay, 6 khay, 8 khay, … đến tủ cơm 20 khay, 24 khay, … Vậy cách sử dụng tủ nấu cơm công nghiệp như thế nào? Hãy cùng khám phá cùng Quang Huy ngay sau đây.
Kiểm tra thiết bị trước khi nấu cơm
Theo tiêu chuẩn và quy mô công nghiệp, trước khi nấu cơm chúng ta cần phải kiểm tra xem thiết bị có vận hành ổn định hay có hỏng hóc gì hay không bằng cách:
- Kiểm tra đường cấp điện và đường cấp gas cho thiết bị và đảm bảo là điện hay gas không bị rò rỉ ra bên ngoài.
- Kiểm tra số lượng khay cơm, chú ý tất cả đều đã được lau chùi và vệ sinh sạch sẽ.
- Kiểm tra hệ thống cấp nước và ống xả hơi.
Sau các bước này thì bạn đã có thể yên tâm chúng ta có thể bắt tay vào nấu cơm được rồi.
Tiến hành nấu cơm với tủ cơm công nghiệp
Đong gạo
Bạn tiến hành đong gạo vào từng khay cơm khác nhau. Theo khuyến nghị thì mỗi khay cơm có thể nấu được từ 3 – 3,5 kg gạo (chưa tính nước). Bạn có thể sử dụng cân để làm công việc này.
Vo gạo
Việc vo gạo sẽ giúp bạn loại bỏ các loại tạp chất, đất cát, … ra khỏi gạo, chú ý không nên vo quá lâu và mạnh tay khiến gạo mất đi các chất dinh dưỡng.
Đong nước
Đong nước phù hợp với lượng gạo mà bạn đã cho, việc này dựa vào kinh nghiệm là chính thường sẽ là 1 bát gạo – 1,5 bát nước. Nếu không muốn mất thời gian thì bạn có thể áp dụng thủ thuật sau:
- Cứ 3 kg gạo thì bạn thêm nước sau cho trọng lượng khay cơm đạt: 3 x 1,5 = 4,5 kg.
- Tương tự, cứ 3,5 kg gạo thì bạn thêm nước sao cho trọng lượng khay cơm đạt: 3,5 x 1,5 = 5,25 kg.
Nấu cơm
Sắp xếp các khay cơm lên kệ và đóng cửa để bắt đầu nấu cơm.
Điều chỉnh nhiệt độ và thời gian trên hệ thống bảng điều khiển, thường thời gian nấu cơm sẽ rơi vào khoảng từ 40 – 50 phút. Nếu bạn hấp thực phẩm thì nhanh hơn, chỉ khoảng 5 – 10 phút mà thôi.
Hoàn thành
Sau thời gian thiết lập thì cơm đã chín tới, lúc này bạn có thể lấy cơm ra để phục vụ khách hàng, tuy nhiên cần lưu ý những điều sau:
- Ngắt điện và gas ra khỏi tủ để đảm bảo an toàn.
- Đừng sau cửa tủ, từ từ mở cửa tủ ra để tránh hơi nóng phả vào mặt gây bỏng nhiệt.
- Sử dụng găng tay để lấy từng khay cơm ra bên ngoài.
- Xới thật tơi cơm và phục vụ khách hàng.
- Trường hợp vẫn còn thừa cơm thì bạn có thể cất vào tủ và đóng cửa để ủ nóng cơm.
Bạn có thể tham khảo 6 mẫu tủ nấu cơm công nghiệp được bán chạy nhất 2022
Kết luận:
Vậy là qua bài viết vừa rồi, Quang Huy đã giới thiệu đến cho tất cả quý vị khách hàng các cách nấu cơm bằng nồi áp suất, nồi cơm điện và tủ nấu cơm. Đây là những cách nấu cơm hiệu quả nhất, áp dụng vào những trường hợp khác nhau. Đừng quên chia sẻ rộng rãi những thông tin này đến những khách hàng khác nhé! Quang Huy xin chân thành và hẹn gặp lại các bạn trong những bài viết tiếp theo.