Bạn đã biết tới cách pha nước vặt lông gà “cấp tốc” để tăng hiệu suất sơ chế gia cầm x3 lần chưa? Thực tế, nhổ lông gà vịt là công việc dường như người Việt Nam. Nhưng làm sao để đẩy nhanh tiến độ, tăng độ sạch tới mức tối ưu là điều không phải ai cũng biết.
1. Nước nóng vặt lông gà bao nhiêu độ thì hợp lý?
Nhiều người có quan niệm sai lầm rằng nước chỉ cần nấu cho sôi lên sùng sục, tầm 100 độ C mới tiến hành vặt nhổ. Thực ra nếu nước quá nóng, lỗ chân lông co lại nhanh khiến việc nhổ khó khăn hơn, mạnh tay lại dễ làm tróc da. Độ nóng nước hơi ấm tầm 60 – 70 độ C là tuyệt vời nhất, từng chân lông giãn nở rộng, chỉ cần lấy tay rút nhẹ là sạch hết lông.
Công đoạn pha nước thường không được nhiều người quan tâm, nhưng lại quyết định tới 60% độ sạch. Việc đo nhiệt cho chuẩn không quá khó, có thể ước lượng cơ bản bằng tay hoặc thời gian nấu, 4 – 5L nước thì nấu tầm 15′ là đem vặt được.
➤ ➤ ➤ LIỆU CÓ NÊN DÙNG: Sáp nhổ lông vịt
2. 2 Cách pha nước vặt lông gà chuẩn, nhanh, hỗ trợ làm sạch hiệu quả
Cách pha nước không được giảng dạy trong bất kỳ sách vở nào, được sáng tạo dựa trên kinh nghiệm của dân trong ngành. Dưới đây là 2 cách pha hỗn hợp vặt lông gà nhanh, độ sạch lên tới 90%. Ngay cả người lần đầu thực hiện cũng có thể dễ dàng thành công.
2.1 Pha thủ công
Dụng cụ: nồi nhôm, 4 – 5 lít nước sạch.
Cách pha thủ công được truyền từ đời cha ông từ nhiều thập kỷ trước, công đoạn tiến hành đơn giản, chỉ cần tuân thủ đúng các bước sau:
- B1: Chuẩn bị 1 nồi nhôm size vừa hoặc ấm điện siêu tốc để đun nước. Dựa vào số lượng gà mà đun ít hay nhiều. Như đã phân tích, mức nhiệt nên dao động từ 60 – 70 độ C để lông gà ẩm mềm, da nở ra dễ rút từng sợi lông ra ngoài.
- B2: Sau khi check thử thấy nhiệt như mong muốn thì đưa gà đã cắt tiết nhúng ngập vào. Lấy tay vịn chắc chân gà và trụng đầu, thân vào trước, chuẩn bị que gỗ vạch từng vị trí như cổ, đùi, nách… để nước nóng ngấm đều.
- B3: Việc trụng nhúng gà có thể kéo dài từ 7 – 10 phút, thực hiện khoảng 3 lần. Trong khi nhổ, nếu thấy bộ phận nào lông còn cứng quá thì đem trụng lại cho mềm là nhổ được.
2.2 Pha bằng nồi điện
Dụng cụ: nồi điện, 4 – 5 lít nước.
Việc pha bằng nồi điện tương tự như cách nấu bằng nồi thủ công, tiện ở chỗ không cần nhóm than củi vất vả mà chỉ cắm nguồn là xong. Sau khi nước ấm lên thì đổ ra thau nhôm hoặc nồi lớn để dễ nhổ hơn. Tuyệt đối không vặt trực tiếp trong nồi điện, lông vướng vào linh kiện khó vệ sinh.
- B1: Lấy 4 – 5L nước sạch đổ vào nồi điện, cài đặt mức nhiệt mong muốn tầm 60 – 70 độ C, khi nào xong nồi sẽ tự động ngắt.
- B2: Cắm chuôi nguồn, check kỹ thấy nồi sáng đèn báo là công cụ bắt đầu vận hành. Đợi tầm 5 – 7 phút đến khi nước ấm lên, nồi tự đóng công tắc là có thể đem đi vặt nhổ được.
- B3: Trút nước sôi ra thau nhôm đã chuẩn bị, trụng và vặt nhổ tuần tự theo các bước ở trên đến khi thấy lông sạch sẽ là xong.
3. Chia sẻ 3 bí kíp nhổ lông gà siêu tốc, an toàn, tiết kiệm chi phí nhất
Cách pha nước ở trên tuy hiệu quả nhưng tốn sức khá nhiều, gần như toàn bộ thao tác đều phải làm bằng tay, mất từ 25 – 30 phút mới xong 1 con. Thấu hiểu điều này, người ta đã sáng tạo ra nhiều biện pháp thay thế hữu hiệu hơn nhiều, có thể đánh bay lông thần tốc hơn, cắt giảm tối đa công sức.
3.1 Giấm/ rượu
Trước khi trụng vào nước ấm, gà được cắt tiết được đem đi nhúng nước lạnh, bôi đều giấm hoặc rượu lên thân và ủ trong 10p cho ngấm. Công đoạn này giúp da gà giãn nở to nhất, đem trụng thêm vào nước ấm tầm 3′ là việc vặt nhổ cực dễ dàng.
Tiếp theo, lấy tay miết mạnh dọc theo chiều lông là từng sợi nhanh chóng bị loại bỏ, chỉ tốn 5 – 7 phút là xong. Cách vặt này an toàn, có thể thay thế hoàn hảo nhựa thông độc hại. Sau khi vặt nhớ rửa 3 – 4 lượt với nước sạch cho bay hết mùi.
3.2 Lá đu đủ/ lá khế
Phương án này đơn giản hơn nhưng cần chuẩn bị lá đu đủ hoặc khế. Khi tiến hành lấy tay bóp mạnh cho lá đu đủ hoặc khế cho hơi nhừ nát. Đổ vào nước sạch mang nấu lên tới khi chất nhựa ở trong tiết ra hết. Tiếp theo nhấc nồi xuống, đợi nguội còn tầm 70 độ mới trụng gà, không nhúng vào ngay vì lớp lông bên ngoài có thể bị tróc hết.
Trụng từng ngõ ngách trên thân gà, đặc biệt là đầu, cánh, miết tay xuôi chiều lông để cuốn gọn hết lông măng, tơ vừa cứng vừa ngắn. Nếu muốn tăng tỷ lệ sạch lên 95% có thể nhổ lông cứng trước, trụng nước ngâm sau để lông tơ dễ tróc ra hơn.
3.3 Máy vặt lông gà vịt
Cách này thường được áp dụng cho lò mổ, tiệm ăn cần tăng suất vặt nhổ từ 100 con gà/ ngày, cần vốn đầu tư tậu máy ban đầu. Công cụ hiện đại nhưng cách thao tác siêu đơn giản, chỉ cần tiến hành tuần tự đúng như cách bước sau là thành công.
- B1: Cắt tiết gà, trụng sơ vào nước ấm cho lông mềm dễ vặt hơn, đừng để phần thân khô ráo rất khó làm.
- B2: Xếp gà vào lồng máy, tùy thuộc vào dung tích có thể vặt cùng lúc từ 4 – 10 con.
- B3: Nhấn công tắc nguồn để thiết bị vận hành, hệ thống các núm nhựa bên trong sẽ ma sát vào từng bộ phận trên cơ thể gà để loại bỏ lông.
- B4: Chờ tầm 30 giây cho lông sạch hoàn toàn mới mang thành phẩm ra, lưu ý công cụ dễ dàng thực hiện nhiều mẻ mà không bị quá tải.
Chỉ nghe sơ qua cách thực hiện là bạn có thể nhận thấy máy làm lông vịt gà hiện đại hơn biết bao nhiêu, năng suất x10, tốc độ rút ngắn tối đa.
Với cách pha nước vặt lông gà được “nhá hàng” ở trên, việc dọn sạch lông bất kỳ con gia cầm nào không còn là vấn đề quá lớn. Dựa vào số lượng gà, điều kiện có thể chuẩn bị mà chọn cách phù hợp. Ví dụ nếu vặt 1 – 2 con thì không cần phí tiền mua máy làm gì.