Bạn sẽ nhận về lợi ích khi nắm rõ cấu tạo máy vặt lông gà. Đầu tiên là cách bố trí khoa học, tiếp khả năng vận hành thành thục, cho ra thành phẩm “nét căng”. Cuối cùng là mức độ an toàn, tiết kiệm khi sử dụng.
1. Đôi nét cơ bản về máy vặt lông gà
Nếu chưa hiểu gì về thiết bị này mà sử dụng ngay thì sẽ rất dễ mắc sai lầm khi vận hành. Vậy nên, hãy cùng lướt qua đôi nét cơ bản về dòng sản phẩm đang xét nhé!
1.1 Công dụng
Hẳn nghe qua tên gọi bạn đã phần nào “nằm lòng” công dụng chính của thiết bị. Đúng vậy, con máy này được dùng cho khâu sơ chế gia cầm, giúp đánh bay nhanh các loại lông, kể cả những đại diện cứng đầu nhất.
Điều này có được là nhờ chuyển động tích cực với tần suất cao của mâm xoay. Nhưng nổi bật hơn cả chính là sự tiếp xúc của núm cao su với bề mặt da con vật. Kết quả là sau sơ chế, 99% lông được loại bỏ khỏi nguyên liệu ban đầu. Hiệu quả làm sạch vô cùng ấn tượng phải không?
1.2 Nguyên lý
Sản phẩm vận hành dựa vào lực ma sát, chuyển động cơ học của các chi tiết cắm chốt trong khoang chứa. Cụ thể: khi khởi động thiết bị thì mâm phía dưới xoay tròn khiến cho núm cao su gắn phía trên cũng xoay cùng chiều. Sau đó, tác động lên con vật và làm chúng vận động theo. Khi nguyên liệu xoay chuyển, chúng sẽ va vào các núm cao su ở thành lồng.
Và tác nhân đa chiều này sẽ cuốn lấy phần lông trên bề mặt gia cầm, khiến chúng bị bong ra khỏi vị trí ban đầu. Lực quay của mâm xoay càng mạnh, khả năng tiếp cận của núm với nguyên liệu càng tăng. Như vậy hiệu quả làm sạch càng cao, thời gian sơ chế càng được giảm xuống.
1.3 Lợi ích đáng sở hữu
Ngoài khả năng loại bỏ lông siêu ấn tượng thì tốc độ sơ chế của thiết bị bếp cũng chẳng phải dạng vừa. Nếu làm theo phương pháp truyền thống, bạn mất tới 30′ để hoàn thiện khâu vặt lông. Còn với gợi ý này, chưa đầy 1′ là thu được thành quả.
Không chỉ vậy, bạn có thể làm lông cùng lúc cả chục con, năng suất sơ chế nhờ vậy mà cao hơn gấp bội. Ngoài ra, quy trình xả thải định hướng nên vừa hợp vệ sinh, vừa giảm thiểu công sức cho việc dọn dẹp. Đó là chưa kể đến kết cấu nhỏ gọn, dễ đặt để và quá trình vận hành cực an toàn.
2. Sơ đồ cấu tạo máy vặt lông gà chi tiết nhất
Khi show vào tính năng của thiết bị, hẳn bạn chỉ chú ý đến mâm xoay và núm cao su. Nếu zoom chi tiết sẽ thấy đó chỉ là những chi tiết bề nổi tác động trực tiếp lên nguyên liệu. Còn đứng sau chúng là cơ số những thành phần “thầm lặng” khác.
2.1 Bệ đỡ
Đây là chi tiết có mặt cắt ngang chiếm diện tích lớn nhất, trên cơ cả phần lồng chứa phía trên. Vì chúng bao ngoài và làm nhiệm vụ nâng đỡ thành phần này. Bệ đỡ được định hình bằng những tấm lá kim loại gắn theo cả 2 phương ngang dọc để làm thành khối hộp kiên cố.
Bên trong gồm nhiều linh kiện điện tử nhưng đáng nói nhất là motor điều khiển mâm xoay. Điều này cho thấy bế đỡ còn đảm nhiệm thêm vai trò thứ 2 là bảo vệ cho các tổ chức, thành phần mà chúng hàm chứa.
2.2 Motor
Bạn nghĩ rằng đâu là chi tiết tiếp lực cho chuyển động quay của mâm xoay? Đương nhiên là motor được setup ngay phía dưới chúng rồi. Việc hoạt động mượt mà, trơn tru của motor có được là nhờ nguồn cấp. Phần lõi đồng siêu bền và hệ curoa, bánh đà làm việc nhịp nhàng, ăn khớp với nhau. Chẳng thế mà thiết bị có thể đạt tốc độ quay hàng nghìn lần/phút ngay khi khởi động máy.
2.3 Bánh đà, curoa
Như đã nhắc đến ở trên, bánh đà, curoa là 2 chi tiết quan trọng với motor của máy vặt lông gà. Bánh đà thường gồm 2 chiếc lớn nhỏ, nằm cách xa 1 đoạn và kết nối chúng là dây curoa.
Khi được cấp nguồn, motor sẽ sinh lực cơ học làm quay tổ chức trên, từ đó tạo công năng để xoay tròn mâm inox. Tốc độ quay của hợp phần này càng mạnh thì tốc độ xoay của mâm inox càng nhanh và ngược lại.
2.4 Lồng máy
Nhìn từ bên ngoài, bạn cũng dễ dàng nhận ra phần lồng máy có design hình trụ tròn. Đường kính lồng là thông số kỹ thuật cực quan trọng, thường dùng để đặt tên cho thiết bị. Lồng được làm từ 2 thành phần là thành lồng bao quanh và mâm xoay phía dưới. Dù tiếp xúc nước thường xuyên, lồng máy vẫn giữ được vẻ bóng sáng, vệ sinh.
2.5 Núm cao su
Như đã nói đến ở trên, núm cao su được setup tại thành lồng và mâm xoay. Chúng thường có màu vàng nguyên bản, được làm từ 100% chất liệu thiên nhiên nên rất thân thiện khi dùng sơ chế. Trên bộ phận này có thiết kế nhiều gờ nổi với mục đích gia tăng sự ma sát với da con vật.
2.6 Trục quay
Trục quay là chi tiết nối liền với mâm xoay nhưng nằm ngay phía dưới, gắn trực tiếp với động cơ vận hành. Thành phần này cũng được làm bằng thép không gỉ với hiệu quả nâng đỡ, chịu lực siêu tốt. Và khi nhận tín hiệu từ motor, chúng sẽ quay tròn quanh chính mình. Từ đó làm xoay phần mâm inox ở phía trên, giúp khởi động quá trình làm sạch của thiết bị.
2.7 Cửa xả lông
Khi làm theo cách thủ công, nhiều người không biết làm cách nào để thải bỏ lông nhanh gọn, vệ sinh. Còn với thiết bị đang xét, phương diện này lại trở thành điểm cộng đắt giá. Vì chúng có thêm cửa xả lông siêu tiện ích.
Cụ thể, lông và nước thải sẽ trôi tuột theo đường dẫn hướng trọng lực rồi đi ra ngoài qua phần cửa được thiết kế rộng rãi, nằm ngay hông máy.
2.8 Chân đế
Thiết bị chạy bằng điện, lại tiếp xúc ẩm thì chân đế đích thực là “người hùng”. Giúp cách ly các linh kiện trong thân máy với nước và độ ẩm cao. Và không chỉ đơn thuần là tạo nên khoảng cách nhờ độ dài tương ứng của chân inox, chi tiết này còn gia cố bằng lớp nệm cao su. Phụ kiện trên vừa nhân đôi hiệu quả chống ẩm, vừa tạo độ chắc chắn, chống rung cho thiết bị khi vận hành.
2.9 Ống ren dẫn nước
Trong quá trình loại bỏ lông, nước được dẫn vào liên tục để đẩy lông bị bong ra xuống dưới. Không làm cản trở đến việc làm sạch lông còn bám dính trên da. Và để làm được điều này thì thiết bị đã thiết kế thêm 1 ống ren nằm ngay miệng lồng, gắn tiếp với thành lồng.
Phần đầu ống có ren vặn để tạo sự kết nối với ống dẫn nước, giúp làm thành thể thống nhất, cấp nước tự động cho hành trình sơ chế.
✖✖✖ KHÁM PHÁ THÊM: Máy vặt lông chó
3. Bí quyết sử dụng máy nhổ lông gà nhanh, hiệu quả, tiết kiệm
Khi xuất thiết bị ra thị trường, NPP đều đưa ra những thông số về độ bền, tốc độ và tính hiệu quả. Tuy nhiên, nếu dùng đúng cách, ghim trọn 3 bí quyết dưới đây thì giá trị thực tế có thể cao hơn gấp 1,5 lần lý thuyết.
3.1 Check kỹ trước khi sử dụng
Khi đã sử dụng qua thì tình trạng xô lệch các mối tiếp giáp, đứt dây dẫn, lỏng ổ cắm… là điều rất dễ xảy ra. Nếu check kỹ trước khi bắt đầu lần sử dụng kế tiếp thì chỉ mất vài phút để khắc phục vấn đề này. Ngược lại, nếu bạn phớt lờ công đoạn rà soát trên thì chập cháy, gây mất an toàn là những nguy cơ luôn rình rập. Vậy nên bạn biết mình cần phải làm gì rồi chứ?
3.2 Xả nước vệ sinh sạch sau khi dùng
Đừng nghĩ rằng bạn sử dụng hằng ngày nên chẳng cần vệ sinh. Nên nhớ có rất nhiều lông lớn nhỏ vẫn còn khu trú ở ngóc ngách của lồng máy.
Vậy nên sau khi hoàn thiện khâu sơ chế hãy xả nước và dùng cả xà phòng để khử mùi, diệt khuẩn. Ngoài ra, đừng quên lau khô khi kết thúc quy trình này.
3.3 Thay thế phụ kiện theo định kỳ
Trong các chi tiết máy thì núm cao su là đại diện dễ hư hỏng, cần thay thế định kỳ sau 6-12 tháng. Lý do là do chúng được làm từ chất liệu tự nhiên nên thường nhạy cảm hơn với các tác nhân lý hóa. Ngoài ra, đây cũng là chi tiết tiếp xúc với nguyên liệu nên phần đầu dễ bị bào mòn và mất dần gờ nổi phía trên.
Khi gờ nổi không còn, tính ma sát sẽ tụt dốc không phanh, hiệu quả làm sạch sẽ giảm đi thấy rõ. Do đó, không nên dùng chày, dùng cối mà hãy làm mới định kỳ thành phầ để không tác động đến công năng.
Việc nắm trong tay cấu tạo máy vặt lông gà sẽ giúp bạn hiểu rõ về cơ chế, vai trò cũng như mối liên hệ giữa chúng với các bộ phận khác. Nhờ vậy, việc vận hành đơn giản, tránh được những sự cố không đáng có.