Đừng xem nhẹ lợi nhuận từ việc mở quán cơm bình dân vì rất nhiều chủ tiệm đã đổi đời từ mô hình này. Tất nhiên, không phải ai cũng làm được điều đó. Thế nhưng nếu đã giắt đầy túi những kinh nghiệm dưới đây thì rất có thể bạn sẽ là người tiếp theo đấy!
1. Mở quán cơm bình dân có thực sự khả thi hiện nay?
Để trả lời cho câu hỏi này, cần phải zoom vào 3 khía cạnh then chốt: đó là thị hiếu số đông, số vốn đầu tư, khả năng thu lời của mô hình kinh doanh này.
1.1 Nhu cầu thị trường cao
Cơm bình dân phục vụ cho rất nhiều đối tượng nên sẽ là “mỏ vàng” trong kinh doanh. Nếu biết cách khai thác, chẳng bao giờ bạn thiếu khách.
Không chỉ có nhu cầu thường trực mà đối tượng người dùng cũng không quá đặt nặng về chất lượng món. Chỉ cần đảm bảo vệ sinh, hàng quán tươm tất, sạch sẽ là các thượng đế sẽ tạt qua ngay.
1.2 Số vốn ban đầu thấp
Chi phí đầu tư cho việc mở quán cơm cũng không nhiều. Nếu ở vùng nông thôn và tận dụng được nhà riêng thì khâu setup ban đầu chỉ cỡ 20 triệu là căng. Tại các khu đô thị, con số cũng không vượt ngưỡng 100 củ, phí gia tăng chủ yếu do tiền mặt bằng và yếu tố vùng miền.
Ở phương diện lên món, nếu mỗi suất được bán ra với giá 30k thì chi phí thực tế chỉ khoảng 15k. Như vậy, nếu phục vụ 500 suất mỗi ngày thì số tiền bỏ ra chỉ 7,5 triệu. Đây là khoản đầu tư khá nhẹ gánh mà chủ tiệm nào cũng có thể xoay sở để vận hành mô hình kinh doanh này.
1.3 Lợi nhuận kiếm được nhanh
Như đã nhắc qua ở mục 1.2, lợi nhuận trên đầu suất của quán có thể lên tới 100%, nghĩa là bán 30k thì bỏ túi 15k. Như vậy, với 500 suất cơm thì 7- 8 triệu tiền lời/ngày là trong tầm với. Điều đáng nói là ngày nào xử lý gọn ngày đó, giờ đóng cửa là bạn tổng kết được ngay, không dây dưa từ ngày này qua tháng nọ. Luôn sẵn tiền để mua sắm nguyên liệu cho ngày hôm sau.
2. Bỏ túi 10+ kinh nghiệm mở quán cơm bình dân HỐT BẠC nhanh
Nếu muốn nhận về lợi lộc đầy tay khi mở quán cơm thì cần nằm lòng những kinh nghiệm sau:
2.1 Research thị trường địa phương
Mỗi vùng miền, địa phương đều có những đặc thù riêng về khẩu vị, xu hướng lựa chọn món. Do đó để đảm bảo kinh doanh thuận lợi thì bạn cần phải nắm bắt tốt thị hiếu của người dùng. Họ yêu thích món nào, thiên cay hay thiên ngọt, các loại rau chủ chế biến ra sao là hợp ý khách hàng. Khâu lên món, bài trí cần chú trọng điều gì…vv. Khi vạch rõ những vấn đề trên thì bạn sẽ biết cách nương theo để cho ra menu có thể cưa đổ khách hàng trong phút mốt.
Món ăn ngon mà khó tương tác với người dùng thì việc kinh doanh cũng khó mà thuận lợi. Điểm bán càng dễ quan sát thì cơ hội bán hàng càng cao và ngược lại
2.2 Lên kế hoạch kinh doanh
Làm việc không có kế hoạch thì trong mọi trường hợp, kết quả thu về bao giờ cũng bết bát. Trong bản kế hoạch không chỉ có tiến trình thời gian mà còn bao quát mọi khía cạnh. Đáng kể nhất là lựa chọn mặt bằng, tham khảo thị trường, thuê nhân công, số tiền đầu tư cho từng hạng mục. Có thể nói đây chính là nhân tố “soi đường” cho hành trình kinh doanh đi đúng hướng. Và nếu đó cũng là mong muốn của bạn thì đừng phớt lờ phương diện này nhé!
2.3 Chuẩn bị đủ vốn ban đầu
Không có vốn bạn sẽ bị bó chân buộc tay, chẳng thể làm gì dù ý tưởng hay. Chính vì thế, hãy trang bị đủ để khi vào cuộc không phải chạy vạy khắp nơi.
Chú ý, bạn không chỉ cần đến phí setup mà còn cần cả phí vận hành trong 3-6 tháng đầu. Thời điểm kinh doanh chưa vào guồng, thu nhập còn lẹt đẹt và thiếu ổn định. Ngoài ra, 1 khoản tiền phòng khi gặp sự cố bất trắc cũng là điều hết sức cần thiết.
2.4 Trang trí quán ăn hợp lý
Đối tượng phục vụ của chúng ta là học sinh, người lao động, những người không có nhu cầu cao về mặt thẩm mỹ. Do đó, nếu trang trí quán theo cách khác biệt, độc lạ chưa chắc đã đem đến phản hồi tích cực. Hãy ưu tiên sự đơn giản cho khâu design, tạo điểm nhấn cho hàng quán nhưng không quá lố. Nếu không gian phục vụ có diện tích không mấy chật hẹp thì hãy lựa chọn những gam màu sáng.
2.5 Đầu tư bếp núc công nghiệp
Bạn có để ý thấy ngày nay, đa số các quán cơm đều trang bị tủ nấu cơm? Dễ hiểu thôi, phục vụ hàng trăm suất cơm/ngày mà chế biến theo cách thủ công thì vừa tốn thời gian, vừa nhọc sức. Trong khi đó, thiết bị trên nấu siêu nhanh, chất lượng cơm “bá cháy”, lại cực đa năng, có thể cân trọn mọi món hấp, luộc trong menu.
Ngoài đại diện vừa xét thì các thiết bị hữu dụng khác như: tủ mát bảo quản, máy vặt lông, bếp chiên tách dầu… cũng là gợi ý không nên bỏ qua.
2.6 Hoàn tất các thủ tục kinh doanh
Kinh doanh mà mỗi lần nhân viên thị trường ghé qua là sợ “rúm ró” thì làm ăn được gì? Muốn buôn bán dài lâu thì cần phải đường đường chính chính, chuẩn bị đủ các giấy tờ cần thiết, hoàn tất full các thủ tục kinh doanh. Như vậy mới tạo tâm thế thoải mái cho cả người dùng và KH ghé qua. Hiện nay, việc xin giấy phép được thực hiện rất nhanh gọn lẹ, bạn chỉ cần tranh thủ 1 hôm là xong.
2.7 Thuê nhân viên phục vụ
Ở cả khâu phục vụ lẫn hoàn thiện món, bạn sẽ cần đến nhân viên hỗ trợ. Tùy bản chất công việc mà có thể thuê theo thời vụ hoặc cố hữu để tối ưu chi phí vận hành. Khi tuyển chọn, hãy nhắm đến những người có kinh nghiệm, thần thái tươi tắn, ăn nói dễ nghe, lịch sự. Sau đó, đào tạo kỹ để các nhân viên nắm được phương châm kinh doanh, nguyên tắc chung của thương hiệu. Có như vậy thì thông điệp của hàng quán mới được truyền tải trọn vẹn đến khách hàng.
2.8 Lên menu cơm đa dạng
Bán cơm bình dân mà chỉ lên lèo tèo vài món thì trước sau gì khách cũng dần vãn. Có người mê món này, có người lại thích món kia. Sự giới hạn về menu sẽ tạo ra giới hạn về đối tượng KH, khiến quán khó tiếp cận với nhiều người dùng. Do đó, hãy lên menu thật phong phú để ai ngó qua thực đơn cũng có thể lần ra món ăn tủ của mình. Như vậy, bạn mới có thể bán đắt hàng và đẩy cao doanh thu của cửa tiệm.
2.9 Tận dụng nhiều kênh bán hàng
Bán hàng trực tiếp chỉ phát huy tính hiệu quả trong 1 cụm dân cư, 1 khu vực địa lý nhất định. Thế nhưng khi bán đa kênh, bạn có thể tương tác với nhiều KH ở xa để gia tăng doanh số. Điều này giải thích vì sao nhiều cửa hàng ngoài phục vụ tại chỗ còn bán trên mạng và ship mọi nẻo đường. Và không chỉ “oanh tạc” trên trang cá nhân, họ còn lập fanpage, tiktok, youtuber để tối ưu việc kinh doanh.
3. Lường trước một vài rủi ro khi kinh doanh quán cơm bình dân
Việc kinh doanh không phải lúc nào cũng “rải hoa hồng”, sẽ có lúc khó khăn ập đến. Thay vì né tránh hay chịu trận, bạn hãy sẵn sàng đương đầu với những kinh nghiệm quý báu trong tay.
3.1 Tranh cãi trong quán
Đôi khi chỉ vì những chuyện không đâu mà tranh luận có thể xảy ra giữa thực khách và thực khách, giữa thực khách và chủ quán. Nếu không can thiệp và điều chỉnh kịp thời, tranh luận sẽ thành cãi vã. Cãi vã thành xô xát và làm ảnh hưởng tới danh tiếng của hàng quán.
Vậy nên, bản thân là chủ tiệm, bạn phải luôn giữ thái độ bình tĩnh, lịch thiệp, nhã nhặn. Thậm chí là nhún nhường kể cả khi KH là người có lỗi. Với những tranh cãi giữa các thực khách, thay vì phân tích đúng sai, bạn nên là người giảng hòa.
3.2 Ngộ độc thực phẩm
Trong trường hợp này, lỗi hoàn toàn đến từ phía bạn. Vậy nên, hãy đứng ra chịu trách nhiệm hoàn toàn cho sự cố ấy. Nếu khách phải nhập viện điều trị, bị ảnh hưởng sức khỏe thì bạn cũng cần trả mọi chi phí. Ở 1 khía cạnh khác, hãy xem lại khâu tuyển lựa nguyên liệu, thắt chặt vấn đề VSAT trong công đoạn chế biến. Đảm bảo hàng nhập phải được kiểm định cẩn thận để không phạm phải sai lầm lần 2.
3.3 Cháy nổ khu bếp
Đối với sự cố hỏa hoạn không thể phòng ngừa triệt để 100% nhưng hạn chế tối đa thì hoàn toàn có thể. Đầu tiên cần trang bị tốt kiến thức nền về phòng chống cháy nổ cho đội ngủ nhân viên. Setup ít nhất 1-2 bình chữa cháy và có những buổi tập dượt để các nhân viên làm quen với sự cố này.
Thực tế cho thấy thu nhập từ việc mở quán cơm bình dân không hề bình dân chút nào. Thậm chí bạn có thể trở thành triệu phú, tỉ phú nếu vận hành ngon nghẻ mô hình đang xét. Và nếu đang có nhã hứng với ý tưởng khởi nghiệp này thì những kinh nghiệm trên ắt sẽ rất có ích với bạn đấy!