Bạn tìm cách xây lò nấu rượu bằng củi để làm gì? Chắc hẳn là có được công thức chưng cất rượu cực xịn, cần trợ giúp của bếp lò đúng không nào. Vậy thì đọc bài viết này là chính xác rồi đấy. Kèm theo đó là vài lưu ý để xây bếp kiên cố hơn.
1. Xây lò củi để nấu rượu có khó không?
Chắc hẳn câu trả lời sẽ là Có! Nhưng đó là đối với những ai chưa từng làm quen với gạch nung hay vữa trộn. Còn người kinh nghiệm sẽ tính toán, đo đạc và xây rất nhanh. Do đó, nên làm cùng người có tay nghề, thay vì tự lực cánh sinh.
Nếu không nhờ sự giúp đỡ, bạn vẫn có thể làm 1 mình. Thế nhưng, điều này chỉ đúng khi xây quy mô nhỏ. Muốn làm gian bếp liền kề lớn mà 1 thân 1 mình thì cả ngày chắc cũng không xong. Cái khó của xây bếp là đo size và tạo hình sao cho thật chuẩn. Kế đó là gia cố để khả năng chịu lực được tốt và bền bỉ hơn.
2. Cách xây lò nấu rượu bằng củi nhanh, đơn giản tại nhà
Để mua NVL 1 cách chuẩn xác nhất, bạn cần tìm hiểu trước khu vực xây bếp đun. Cần thỏa mãn các tiêu chí: Rộng, thoáng, nền đất khô ráo, không bị ảnh hưởng mưa, nắng,… Đặc biệt phải có không gian đủ để setup ống dẫn cùng với nồi ngưng đọng, thu hoạch thành phẩm.
2.1 Chuẩn bị nguyên vật liệu
- Gạch đỏ
- Đá mạt, xi măng, cát xây dựng
- Ống dẫn khói
- Dây thép, máy cắt thép, bàn chà xi, bay trộn vữa, xẻng,…
Một số lưu ý khi mua VLXD:
- Dùng loại gạch nung đất sét nguyên khối để tạo độ bền và sự chắc chắn. Dù nhiệt tăng nhanh cũng không bị nứt vỡ. Tuy giá thành sẽ đắt hơn nhưng lại xứng đáng để đầu tư. Tiết kiệm thì dùng gạch lỗ cũng không sao, nhưng độ bền không đảm bảo đâu nhé!
- Có thể thay đá mạt bằng đất sét tăng độ kết dính. Trộn chung với xi và cát theo tỷ lệ (6 cát : 1 xi : 1 đá/đất sét).
- Ống khói dùng loại nhựa sẽ kém bền chịu nhiệt kém. Vì vậy, nên mua dòng inox, vừa dễ lắp đặt vị trí lại sử dụng được lâu hơn.
2.2 Các bước thực hiện
Nếu đã 1 công làm, bạn có thể cân nhắc tới việc xây bếp lò đôi, với 2 buồng đốt. Tuy nhiên, điều này còn căn cứ vào phạm vi xây dựng, nếu hạn hẹp thì chỉ xây bếp đơn. Đo kích thước cho chuẩn xác, đánh dấu cụ thể rồi tiến hành theo các bước sau.
- B1: Xây móng – Trải 1 lớp vữa xuống dưới nền. Đặt gạch nung theo đúng hình dạng thiết kế. Dùng vữa để gắn chặt và cố định lại. Lưu ý: Size bề mặt phải tương đồng với đường kính nồi đun bỗng.
- B2: Xây chi tiết – Tạo khoang chứa nhiên liệu bên dưới, không bít kín mà để chỗ hở phía sau. Hoặc làm 1 đường thông lên trên để có nơi lưu thông khí. Xây thêm buồng phụ, dùng để hỗ trợ duy trì nhiệt cho buồng đun chính. Đảm bảo có 1 đường thông giữa 2 buồng này.
- B3: Lắp ống khói – Chọn 1 điểm ở buồng chính để gắn ống khói. Ống nên dẫn trực tiếp ra bên ngoài. Nếu là nhà trần thì cần thông hẳn qua trần. Không để khói lưu lại trong gian bếp.
- B4: Hoàn thiện bếp – Dùng các thanh thép để làm bệ đỡ bên trên. Đặt các thanh này song song và chắn ngang trên bề mặt. Dùng vữa và gạch nung cố định lại. Ngoài nồi bỗng dùng cho các công cụ bán kính nhỏ cũng tiện lợi hơn.
2.3 Thử nghiệm thành quả
Sau khi đã hoàn thiện bếp thì bạn nên để khô tự nhiên trong 2-3 ngày trước khi sử dụng. Để test khả năng chịu lực thì nên đặt nồi với trọng lượng max (~ khi chứa cả bỗng rượu và nước). Nhóm lửa và đun như bình thường.
- Check xem khói có thoát ra đúng hướng hay không.
- Có luồng khí lưu thông để lửa được cháy đều, không bị rút mất oxy,…
- Đặc biệt thanh đỡ phải phát huy được tác dụng, nồi trụ vững, không bị bấp bênh
3. Nhất định phải lưu ý 3 điều khi xây lò nấu rượu nồi củi
Kể cả đã đọc kỹ các công thức trên, bạn cũng không được bỏ qua những lưu ý. Dù chỉ là điều nhỏ nhặt nhưng lại có đóng góp lớn cho tác phẩm thành công. Muốn xây bếp vững vàng, không bị nứt vỡ khi đun thì nhớ lấy 3 điều:
- Nắm rõ quy trình, nguyên tắc xây dựng: Xây lần lượt từ nền móng lên đến bề mặt bên trên. Phải làm sao cho cái lõi thật chắc chắn, rồi mới tiếp tục làm các chi tiết khác. Nếu đảo lộn quy trình thì tình trạng sập/sụt bếp sớm hay muộn cũng sẽ xảy ra.
- Chú ý tỷ lệ trộn nguyên vật liệu: Dùng quá nhiều xi măng sẽ khiến bề mặt bị bít kín, dễ gây cháy nổ khi đun. Mà dùng quá nhiều cát thì sự kết dính không còn -> chịu lực kém. Vì vậy, cần lưu ý trộn đúng tỷ lệ đã hướng dẫn. Đá mạt tuy cần lượng ít nhưng lại có vai trò phân tán lực tác động, có vẫn tốt hơn.
- Tùy chỉnh size buồng đốt theo nhu cầu: Buồng đốt cần có không gian để chứa củi và thoát khí. Nếu làm bí bức thì lửa sẽ không có không khí để duy trì. Hơn nữa, nếu bạn làm kích thước buồng không chính xác thì sẽ rất khó đặt nồi đun bỗng.
➤➤➤ XEM THÊM: Nồi nấu rượu mini
4. Lò nấu rượu bằng củi không còn là phương pháp được ưu tiên hàng đầu
Đúng thực trạng ngày nay thì lò củi đã không còn được dùng phổ biến. Nhiên liệu như củi đốt cũng không dễ kiếm như trước đây. Thêm vào đó, cách này có nhược điểm là hạn chế địa bàn sử dụng. Chỉ những nơi có không gian rộng, dễ kiếm chất đốt mới có thể xây. Nếu dùng tại khu vực đông đúc, chật chội như thành phố thì “bó tay”.
Không chỉ vậy, lò than còn thải ra lượng lớn khí CO, CO2,… Duy trì tình trạng này trong thời gian dài là điều không nên làm chút nào. Ngoài ra, nấu bằng bếp củi còn khó để chất lượng rượu đồng đều. Thành phẩm đạt được dễ bị cháy khét, không được lọc bớt độc tố.
Sự xuất hiện của nồi điện nấu rượu đang khiến bếp lò thô sơ bị “đe dọa”. Tuy nhiên, đây lại là sự thay đổi mang chiều hướng tích cực, đem đến hơi thở của hiện đại. Không chỉ tăng năng suất, những thiết bị bếp này còn giải quyết các vấn đề khó chịu của bếp lò.
- Loại bỏ hoàn toàn khói bụi, cực kỳ an toàn khi đun nấu. Nguồn điện dân dụng, có aptomat, ổn áp tự động đóng ngắt nên không lo cháy nổ.
- Tuổi thọ lâu dài, dùng trên 10 năm nếu bảo dưỡng và sử dụng đúng cách.
- Nhiệt năng được bảo toàn trong toàn bộ quá trình nên thời gian được rút ngắn 1 cách tối đa. Tiết kiệm chi phí cũng như sức lao động, không cần khuấy liên tục vẫn cho ra mẻ rượu ngon.
Chi tiết cách xây lò nấu rượu bằng củi đã được mô tả cụ thể. Triển khai thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào bàn tay khéo léo và cách tính của bạn. Nếu cảm thấy hợp nhu cầu sử dụng với với bộ nồi điện hơn thì đừng ngần ngại đầu tư.