Nhiều chủ tiệm “đổ xô” mua thiết bị về nhưng còn vướng mắc nồi nấu phở dùng điện mấy pha. Điều này không còn khó khăn nếu bạn có kiến thức cơ bản về dòng điện, nhận biết được công cụ thuộc loại nào để lắp nguồn cho hợp lý.
1. Phân loại và đặc điểm của dòng điện theo pha
Nếu không phải là dân trong ngành thì rất ít người có hiểu biết rõ về nguồn điện, chỉ mua công cụ về cắm nguồn rồi xài thôi. Hiện nay, người ta phân loại dòng điện thành 3 loại chính, từng loại sẽ có đặc điểm, ứng dụng riêng biệt nên cần lưu ý kỹ.
1.1 Loại 1 pha
Đây là điện áp thông dụng nhất, được xài trong hầu hết các hộ gia đình, tải lớn, đường truyền ổn định nên không gây lãng phí. Nhiều người nghe 1 pha sẽ nghĩ đây là dòng 1 chiều, ngược lại đây là đường truyền xoay chiều với 2 dây nóng lạnh tách biệt.
- Thường đấu nối cho thiết bị, đồ gia dụng công suất > 1000W.
- Không tốn nhiều tiền công lắp, dây dẫn khá nhỏ gọn.
- Không có khả năng truyền điện nếu nguồn cắm và thiết bị đặt xa nhau, phải nối liền mới có nguồn ổn định.
1.2 Loại 2 pha
Loại này mới được phát minh vài năm gần đây, thường ứng dụng trong ngành chế tạo, khó thấy trực tiếp ngoài thực tiễn. Nếu không tìm hiểu hoặc cần dùng tới có lẽ bạn sẽ không biết tới loại dòng điện này. Trên thực tế, số pha được đếm bằng số dây nóng, dòng 2 pha được đặt tên đơn giản bởi có 2 dây nóng.
- Dòng đặc trưng bởi 2 dây nóng, không nối dây trung bình.
- Đấu nối trực tiếp vào công cụ, có khả năng chuyển thành dòng 1 pha.
- Thông thường 1 dây sẽ có trị điện số thấp từ 3 – 5 V, dây còn lại cao hơn tùy theo nguồn.
1.3 Loại 3 pha
Công suất lớn, chỉ thường được lắp đặt cho các khu xí nghiệp, xưởng chế xuất quy mô lớn, chi phí lắp cực “khủng”. Loại này chỉ chuyên dùng cho việc kinh doanh thương mại, cần cân nhắc kỹ, chuẩn bị ngân sách lớn trước khi có nhu cầu lắp đặt.
- Kết cấu đường dẫn bao gồm 3 nóng : 1 lạnh, vận hành ở mức điện áp 380V.
- Chuyên đấu nối cho các công cụ >3000W, tiết kiệm điện tối ưu nhất.
- Trước khi lắp đặt phải được cấp phép của điện lực khu vực, tốn kém nhiều hơn do phải mua dây, thuê người lắp chuyên nghiệp.
➤➤➤ BẠN BIẾT GÌ VỀ: Nồi nấu phở 3 ngăn
2. Nồi nấu phở dùng điện mấy pha? Cách xác định
Các công cụ được sản xuất với đa dạng kiểu dáng, dung tích khác nhau để chủ tiệm quán dễ lựa chọn. Để đủ đáp ứng số lượng vài trăm, vài ngàn tô/ngày thì mua nồi công suất lớn. Ngược lại quán tiệm nhỏ thì xài loại dung tích nhỏ, tiết kiệm chi phí. Mỗi loại sẽ có giới hạn dòng điện khác nhau, trước khi vận hành cần xác định kỹ để tránh tình huống lắp nhầm, nồi không đạt 100% hiệu suất.
2.1 Theo thông số từ nhà sản xuất
Các loại nồi chính hãng thường được NSX ghi rõ xài điện mấy pha, chỉ cần nhìn vào là mức điện áp là biết. Thông tin được in rõ nét, cụ thể, được dán trên tem nhãn đàng hoàng. Nếu mua công cụ thanh lý hoặc chưa chắc chắn là xài dòng mấy pha có thể liên hệ hỏi trực tiếp nơi bán, bạn sẽ được giải đáp ngay.
2.2 Theo điều kiện sử dụng thực tế
Đối với loại 20 – 50L, có kết cấu gọn nhẹ, chuyên dùng ninh hầm, trụng bún cho các quán tiệm thường lắp dòng 1 pha. Loại nồi size này thường có chỉ số điện áp 220V/ 50Hz, có thể xài chung đường dẫn chung với các đồ điện trong nhà. Các chủ tiệm có thể an tâm đấu nối, không lo nguồn chập chờn liên tục.
Đối với nồi từ 70L trở lên có thể ứng dụng linh hoạt cả nguồn 1, 3 pha. Nếu có sẵn nguồn 3 pha thì tốt, nồi sẽ vận hành hiệu suất hơn nhiều. Tuy nhiên, với công cụ từ 120L trở nên chỉ nên đấu nối với nguồn 3 pha. Nếu không xài đúng sẽ hoạt động yếu, không đạt như công suất mong muốn.
3. Hướng dẫn lắp đặt, đấu điện nồi nấu phở theo pha
Nếu chọn mua nồi điện nấu phở ở các NXS chính hãng, có xưởng gia công sẽ có KTV đến tận nơi lắp đặt. Tuy nhiên, trong tình huống bắt buộc do hạn chế về địa lý hoặc mua sang tay thì người khác thì phải tự tay lắp đặt ở nhà. Để tiện hơn cho người chưa rành về đấu nối điện, Quang Huy đã tổng hợp các thiết bị cần thiết, các bước cụ thể, chỉ cần làm theo là được:
3.1 Dòng 1 pha
Dụng cụ:
- Tua vít 4 cạnh, kéo cắt chuyên dụng
- Băng tan
- Aptomat
Cách tiến hành:
- B1: Đóng cầu dao cấp điện.
- B2: Thực hiện nối dây điện trong nhà vào aptomat, tiếp tục xài kéo cắt nối đầu dây thiết bị vào.
- B3: Lấy van xả lắp chặt vào ống xả được bán kèm với nồi. Lưu ý trước khi lắp cuộn băng tan vào đầu ống để siết chắc hơn.
- B4: Bật cầu cao, đổ nước vào nồi phở và cắm điện thử xem chạy ổn định chưa. Lưu ý nước phải cao hơn thanh nhiệt mới làm nóng được.
3.2 Dòng 3 pha
Dụng cụ:
- Tua vít
- Kìm kéo cắt chuyên dụng
- Aptomat
- Sơ đồ nối điện
Cách tiến hành:
- Gọt đầu dây điện 3 pha, không kéo rách màng bảo vệ rất dễ rò rỉ điện, lấy kìm kẹp chặt đầu dây để tránh lẫn lộn.
- Nối từng đầu dây với aptomat theo đúng sơ đồ, siết chặt mối nối.
- Mở nắp, đấu nối từng dây của công cụ với bộ phận này theo thứ tự, không được nhầm lẫn nồi sẽ không chạy được.
4. Một số lưu ý khi lắp đặt và sử dụng nồi điện nấu phở
Nồi phở điện ra đời đã “xóa bỏ” gần như hoàn toàn các công cụ than củi lỗi thời, trở thành cánh tay đắc lực của nhiều chủ tiệm. Cách lắp đặt, vận hành đúng chuẩn sẽ ảnh hưởng tuổi thọ thiết bị. Sau đây là 1 vài kinh nghiệm hữu ích để sử dụng công cụ này, bạn nên nhanh chóng bỏ túi ngay lập tức:
- Dựa vào dung tích nồi để đấu nối dòng điện tương ứng, tránh làm hoạt động buôn bán gián đoạn.
- Không bố trí nồi ở khu vực ẩm thấp, ngập nước, phòng hờ rủi ro nhiễm điện gây chập cháy.
- Định kỳ kiểm định, thay mới gia nhiệt, khi nấu phải theo dõi mực nước cao hơn bộ phận này để tránh hỏng hóc.
- Dùng các bộ phận đúng mục đích, van xả để thải nước thừa, cặn bẩn chứ không đặt trực tiếp bát ở dưới để chan nước lèo.
Với những thông tin trên đây thì bạn đã được “khai sáng” nồi nấu phở dùng điện mấy pha rồi đúng không. Việc chọn dung tích, đấu nối dây dẫn không còn là điều quá khó khăn, có thể tự làm tại nhà mà không lo nhầm lẫn. Tốt nhất, phải chọn dòng điện tương thích với công cụ để đảm bảo hiệu suất, tránh hỏng hóc xảy ra liên tục.