Skip to main content

11 Tips kinh doanh quán phở hiệu quả, thu hồi vốn nhanh

8 Lượt xem
0 Bình luận

Là món ăn truyền thống đất Việt được cả thế giới biết đến, phở đã trở thành ý tưởng kinh doanh của nhiều người con xứ Hà Thành. Tuy nhiên, ý tưởng tiềm năng là vậy nhưng kinh doanh thành công hay không lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Do đó, hãy cùng Quang Huy khám phá một số kinh nghiệm mở quán phở hiệu quả, thu hồi vốn nhanh dưới đây để tích lũy thêm kiến thức. Đồng thời, tìm ra cách kinh doanh quán phở thông minh, phù hợp với năng lực bản thân.

1. Chi phí mở quán phở cần tối thiểu bao nhiêu?

Để có thể kinh doanh quán phở, bạn sẽ cần dự trù một số khoản sau để ước tính được số vốn mình cần bỏ ra là bao nhiêu. 

chi phí mở quán phở

  • Chi phí thuê mặt bằng mở quán phở: Đây là khoản phí mà những người kinh doanh sẽ phải chi trả để sở hữu một mặt bằng ưng ý, thuận tiện thu hút khách hàng hơn.
  • Chi phí đầu tư cơ sở vật chất quán phở: Khi kinh doanh quán phở, bạn sẽ phải lắp đặt bàn ghế, quạt,… để phục vụ khách ăn tại quán. 
  • Chi phí mua dụng cụ nấu phở: Bạn sẽ cần đầu tư nồi nấu phở, các vật dụng cần thiết như dao, thớt, muôi, rổ, rá,… để đảm bảo thực hiện quá trình chế biến thực phẩm vệ sinh, đáp ứng được khách hàng. 
  • Chi phí trang trí quán phở: Đây là các khoản phí mà bạn cần chi trả để tạo nên một không gian quán sạch, đẹp, thu hút khách hàng. Cụ thể, bạn có thể đầu tư cho bảng hiệu, tranh treo tường, sơn sửa lại tường nhà,…
  • Chi phí khác: Bên cạnh những chi phí mà gần như ai cũng phải bỏ ra trên thì một số chi phí khác mà bạn cũng nên cân nhắc đến đó là: tiền thuê nhân công, phí marketing, phí pháp lý,…

quảng cáo cho quán

Lưu ý, bạn cần dự trù thêm một khoản phí rủi ro phòng trường hợp có những vấn đề phát sinh cần giải quyết.

2. Kinh nghiệm mở quán phở tiết kiệm chi phí, thu hồi vốn nhanh

Mở quán phở thành công, thu hồi vốn nhanh là một vấn đề hách não, đòi hỏi người kinh doanh phải xem xét và nghiên cứu kỹ lưỡng. Theo đó, nếu bạn chưa có quá nhiều kinh nghiệm, hãy tham khảo các yếu tố quan trọng được đề xuất dưới đây nhằm vạch ra đường hướng kinh doanh hiệu quả hơn.

2.1. Đánh giá thị trường

Nghiên cứu, khảo sát thị trường là việc mà bất cứ ai cũng phải nào trước khi muốn bắt đầu kinh doanh. Việc này sẽ giúp cho bạn xác định được đâu là phân khúc thị trường mình nên nhắm tới. Trong phân khúc ấy, mình sẽ làm thế nào để cạnh tranh và xây dựng được thương hiệu phát triển bền vững cho bản thân.

đánh giá thị trường kinh doanh

2.2. Lựa chọn loại hình kinh doanh quán phở

Sau khi xác định được thị trường hướng tới, bạn cần lựa chọn loại hình kinh doanh phù hợp. Cụ thể, bạn muốn kinh doanh quán bình dân hay cao cấp, bạn muốn phục vụ khách tại quán hay mang đi,…. Khi hoàn tất bước này, gần như bạn sẽ hình dung ra được quán phở mình đầu tư sẽ tiêu tốn bao nhiêu, có diện mạo, cách vận hành như thế nào trong tương lai.

2.3. Lên kế hoạch kinh doanh

Lên kế hoạch kinh doanh chi tiết, cụ thể sẽ giúp bạn đi đúng hướng và nhanh chóng đạt được mục tiêu hơn. Đồng thời, hạn chế lãng phí thời gian, công sức, tiền bạc vào những việc không liên quan, không phục vụ cho lợi ích cửa hàng.

lên kế hoạch kinh doanh quán phở

2.4. Chuẩn bị vốn mở quán phở

Như ở trên đã đề cập, tùy thuộc loại hình, quy mô kinh doanh mà chi phí đầu tư quán phở có thể khác nhau. Cụ thể, chi phí mở quán phở bình dân chỉ khoảng 50 triệu là vừa đủ. Nhưng nếu bạn muốn kinh doanh cửa hàng cao cấp, quy mô lớn thì khoản vốn ấy chỉ là hạt cát bỏ bể. 

2.5. Chọn địa điểm kinh doanh

Khi lựa chọn địa điểm kinh doanh, bạn cần xem xét những vấn đề sau để công việc bán phở sau này của bạn trở nên thuận lợi hơn:

chọn vị trí mở quán

  • Vị trí thuận tiện
  • Có chỗ đậu xe an toàn
  • Không có nhiều đối thủ cạnh tranh lớn xung quanh.

Ngoài ra, một số chủ kinh doanh còn xem phong thủy với niềm tin tâm linh rằng ở vị trí hợp mệnh sẽ gặp nhiều may mắn. 

2.6. Đầu tư quán phở về không gian, thiết bị, menu

Bảng hiệu là yếu tố đầu tiên tác động đến khách hàng, khiến họ quyết định có nên vào quán hay không. Không chỉ vậy, đó còn là yếu tố giúp khách hàng nhận diện và phân biệt quán ăn với những tiệm đối thủ khác. Do vậy, đừng coi nhẹ yếu tố này mà bỏ lỡ việc truyền thông hiệu quả cho “bộ mặt thương hiệu” mình.

thiết kế không gian quán

Khi bước vào quán, không gian, cơ sở vật chất, menu sẽ được đưa vào tầm ngắm của khách hàng. Nếu cơ sở không sạch đẹp, menu không hấp dẫn thì dù món ăn có ngon đến đâu đi chăng nữa, tỉ lệ khách quay trở lại quán cũng sẽ không cao.

2.7. Tìm nguồn hàng

Để kinh doanh bền vững và lâu dài thì yếu tố nguồn hàng đảm bảo là vô cùng quan trọng. Khi nguồn hàng đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, khách hàng mới luôn gắn bó và trung thành với quán ăn. Theo đó, danh tiếng tốt của quán mới được truyền đi xa và mang lại nhiều tiềm năng phát triển sau này.

tìm nguồn nguyên liệu làm háng

2.8. PR quán phở

Đối với những quán mới bắt đầu kinh doanh thì việc pr là điều vô cùng cần thiết nhằm tiếp cận cũng như thu hút khách hàng tới trải nghiệm. Song bên cạnh việc này, bạn cũng cần đầu tư vào chất lượng sản phẩm thì mới có thể giữ chân được khách hàng. Từ đó, tạo ra doanh thu để duy trì việc kinh doanh cửa tiệm sau này.

3. Tổng hợp một số rủi ro khi mở quán phở mà startup có thể gặp phải

Dù cẩn thận đến đâu thì rủi ro phát sinh trong kinh doanh là điều không thể tránh khỏi. Hãy tham khảo một số rủi ro có thể gặp phải khi kinh doanh quán phở dưới đây để đưa ra phương án phòng tránh cũng như hạn chế tác động khi nó xảy ra nhé!

rủi ro khi mở quán phở

3.1. Rủi ro về sản phẩm

Khi bắt đầu bán phở, bạn có thể sẽ phải đối mặt với rủi ro đó là khách hàng không thấy món ăn có gì đặc biệt để phải chấp nhận thử. Khi đó, bạn cần phải chấp nhận bán hòa vốn để tạo cơ hội cho khách hàng trải nghiệm sản phẩm. Từ đó, xây dựng độ nhận diện với khách hàng và khiến họ chủ động quay lại.

3.2. Rủi ro tài chính

Chi tiêu quá mức, ước tính sai lợi nhuận,… là những vấn đề có thể khiến quán phở của bạn phải lao đao và thậm chí là thất bại. Theo đó, để tránh sai lầm này xảy ra, bạn cần học hỏi để tự quản lý tài chính cho cửa hàng hoặc thuê ai đó có chuyên môn để đảm nhận việc này. 

rủi ro tài chính khi mở quán

3.3. Rủi ro từ khách hàng

Khách hàng phản ứng không như mong đợi hay khách hàng thay đổi thói quen là những rủi ro không thể tránh khỏi khi kinh doanh. Trước tình cảnh này, bạn sẽ phải có phương pháp để thu thập, tiếp thu ý kiến khách hàng. Từ đó, đưa ra những cải tiến sản phẩm phù hợp hơn.

3.4. Rủi ro về quản lý

Thiếu kinh nghiệm quản lý khiến cửa hình kinh doanh sai chiến lược là một vấn đề khá nghiêm trọng mà một số người kinh doanh đang mắc phải. Theo đó, để tránh vấn đề này xảy ra với bản thân, bạn nên xây dựng định hướng phát triển rõ ràng cho cửa hàng. Đồng thời, không ngừng nỗ lực nâng cao trình độ bản thân để trở thành một nhà quản lý hoàn hảo hơn.

rủi ro khi quản lý quán phở

Trên đây là những kinh nghiệm mở quán phở hiệu quả, thu hồi vốn nhanh mà Quang Huy muốn chia sẻ tới bạn. Mong rằng những chia sẻ này sẽ giúp bạn giảm thiểu những rủi ro có thể gặp phải kinh doanh, đồng thời đưa ra chiến lược phát triển bền vững và hoàn thiện hơn.

Đánh giá
Đăng ký tư vấn miễn phí

Tìm hiểu 1 năm không bằng lắng nghe 1 câu tư vấn

Chưa có
đánh giá nào
5
0% | 0 đánh giá
4
0% | 0 đánh giá
3
0% | 0 đánh giá
2
0% | 0 đánh giá
1
0% | 0 đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Hỏi đáp

Không có hỏi đáp nào.

Đánh giá 11 Tips kinh doanh quán phở hiệu quả, thu hồi vốn nhanh
Gửi ảnh thực tế
0 ký tự (Tối thiểu 10)
Bạn cảm thấy thế nào về sản phẩm? (Chọn sao)
Bài viết liên quan
Tư vấn
Chat Zalo
showromm Showroom
Gọi ngay