Mở quán cháo lòng là 1 ý tưởng rất “bắt tai” bởi đây là món tủ của rất nhiều người. Giá thành lại rẻ nên lượng khách ủng hộ cứ gọi là nườm nượp. Tuy nhiên để bắt đầu, bạn không thể chiến đấu “tay bo” mà cần phải tích lũy những kinh nghiệm quý báu cùng 1 số vốn hòm hòm, vừa đủ để triển khai mọi ý tưởng.
1. Mở quán cháo lòng thời nay có lãi không?
Để biết 1 mô hình kinh doanh nào đó có khả năng sinh lời cao hay thấp, cần “show” vào những vấn đề cốt lõi sau:
- Nhu cầu của người dùng: rất cao vì đây là món ăn dân dã, thơm ngon và “vừa zin” với khẩu vị của người Việt
- Nguồn vốn đầu tư: thấp, chi phí dành cho việc setup hàng quán không quá cao. Thậm chí, chỉ cần 1 tủ xe đẩy là có thể bắt đầu khởi nghiệp. Bên cạnh đó giá nguyên liệu (lòng, gạo…) cũng rẻ như bèo
- Mức giá bán ra và doanh số thu được: rất ấn tượng, trung bình khoảng 30-40k/suất ăn trung bình. Trong khi đó, chi phí nguyên liệu chỉ khoảng 15-20k.
- Tính cạnh tranh giữa các đơn vị kinh doanh cùng lĩnh vực: cao nhưng chưa bão hòa.
2. Gợi ý một số mô hình kinh doanh cháo lòng phổ biến
Không bó hẹp trong 1 hình thức kinh doanh, khi có nhu cầu mở quán cháo lòng, bạn có thể tìm đến 1 trong 3 gợi ý “chuẩn đét” dưới đây:
2.1 Quán cố định toàn thời gian
Đây là kiểu quán ăn truyền thống, được mở bán 24/7, phục vụ từ sáng đến tận khuya. Xét về quy mô thì mô hình này cũng thuộc hàng VIP nhất. Sức chế biến cực hoành tráng, hệ thống đồ dùng, trang thiết bị rất đầy đủ. Đặc biệt là có thể đáp ứng được những đơn hàng khủng trong thời gian ngắn. Khi hoạt động đã đi vào ổn dịnh, quán có mức doanh thu cực ổn áp.
2.2 Quán cố định bán thời gian
Thay vì “cày kéo” cả ngày thì quán bán thời gian chỉ mở vào 1 thời điểm duy nhất: buổi sáng, chiều hoặc tối đến đêm muộn. Việc triển khai mô hình này có thể đến từ đặc thù công việc của chủ tiệm (kiêm nhiệm nhiều việc và chỉ có thể mở quán trong khoảng thời gian đó). Ngoài ra, có thể xuất phát từ nhu cầu người dùng của khu vực kinh doanh (thích ăn cháo lòng vào buổi sáng hoặc về khuya…vv).
Với lựa chọn trên, bạn sẽ có thêm thời gian để chuẩn bị trước giờ mở cửa. Tuy nhiên, số lượng khách có thể đông hơn ở thời điểm phục vụ. Vậy nên cần phải làm việc với cường độ cực cao trong GĐ này.
2.3 Quán bán cháo lưu động
Đây là lựa chọn ít tốn kém nhất và cũng có khả năng sinh lời thần tốc nhất. Nếu quán cố định cần tối thiểu 3 tháng để có được lượng khách ổn định thì với quán lưu động bạn đã có được doanh thu trong ngày đầu.
Điều này là do khả năng tiếp cận khách vãng lai siêu nhanh nhạy, sự chủ động trong việc tìm kiếm khách. Đặc biệt, giá bán ra thì same same nhau mà chi phí đầu tư dành cho mô hình này chỉ bằng 1/10 -1/20 các lựa chọn khác.
3. 8 kinh nghiệm mở quán cháo lòng nhất định phải biết
3.1 Xác định mô hình kinh doanh phù hợp
Như đã nhắc đến ở trên, có tới 3 mô hình kinh doanh để bạn lựa chọn khi muốn làm giàu bằng việc bán cháo lòng. Vậy làm thế nào để xác định được gợi ý phù hợp nhất với nhu cầu cá nhân? Nếu muốn tìm ra lời giải đáp, bạn cần làm rõ những khía cạnh sau:
- Ngân sách hiện có
- Sự linh động về mặt thời gian
- Thị hiếu số đông
Nếu ngân sách dồi dào và muốn tập trung tận lực cho dịch vụ này thì hãy mở quán cố định toàn thời gian. Nếu khả năng tài chính cho phép nhưng bị giới hạn về mặt thời gian thì quán cố định bán thời gian sẽ là gợi ý phù hợp. Còn trong TH vốn liếng chẳng có là bao nhưng độ linh hoạt có thừa thì chẳng mô hình nào hơn là kinh doanh lưu động.
3.2 Chuẩn bị nguồn vốn đầy đủ
Dù số tiền đầu tư ban đầu cả trăm triệu hay chỉ gói gọn trong chục triệu đồng thì vẫn cần chuẩn bị 1 cách chu đáo và đầy đủ. Tránh tình trạng thiếu thốn, lấy chỗ nọ bù chỗ kia sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến công việc kinh doanh.
Thực tế cho thấy hoạt động nào của hàng quán cũng cần vận hành bằng “ngân lượng”. Từ phí điện, gas, lương nhân công, tiền mua nguyên liệu, quảng cáo… Không có tiền để trang trải là mọi việc sẽ ngưng trệ ngay. Do đó, hãy dự trù chính xác mọi khoản tiền phải chi ra.
3.3 Chọn địa điểm mở quán đông khách
Nếu mở quán ở nơi vắng ngắt, cả này cũng không có nổi chục người qua lại thì đừng mong việc kinh doanh sẽ khá khẩm. Khi setup quán ở nơi người đông như trẩy hội thì dĩ nhiên cơ hội bán hàng sẽ cao hơn thấy rõ.
Ngoài độ sầm uất thì còn 1 tiêu chí khác cũng không kém phần quan trọng khi lựa địa điểm mở quán. Đó chính là nhu cầu của người dân trong khu vực đó. Cụ thể, có những nơi cháo lòng được xem là món ăn “must have” vào mỗi sáng nhưng cũng có những địa điểm món ngon này lại không được sủng ái đến vậy. Nếu muốn gia tăng doanh thu thì bạn cần check kỹ để tìm ra nơi tọa lạc đắt hàng nhất.
3.4 Thiết kế quán đẹp, hút khách
Ngày nay, nhu cầu về mặt thẩm mỹ càng ngày càng cao, kể cả ở phương diện ẩm thực. Chẳng thế mà rất nhiều người trẻ có thói quen check-in hàng quán trước khi thưởng thức món. Và nếu muốn tạo ra 1 chiếc “phễu” để thu hút khách, hãy chú trọng khâu design cửa tiệm sao cho thật bắt mắt, dễ gây ấn tượng với người quan sát. Khi làm tốt thì điều này không chỉ có tác dụng tức thời, còn tạo ra nền tảng truyền thông cực chất.
3.5 Sắm các trang thiết bị chuyên nghiệp
Khi trang bị đủ đồ dùng hỗ trợ thì quá trình chế biến, hoàn thiện món sẽ được tối ưu cả về chất lượng lẫn tốc lực. Bên cạnh việc thiết kế quầy bán cháo xịn đét, bạn đừng quên thêm nồi nấu cháo điện chuyên dụng, hệ thống bàn ghế, bát đũa cao cấp, bồn rửa tay, tủ đựng đồ….
3.6 Tìm nguồn cung thực phẩm sạch, rẻ
Khi tìm nguồn cung thực phẩm, chủ tiệm sẽ loay hoay giữa “2 dòng nước”. 1 bên muốn cắt giảm chi phí để gia tăng khả năng sinh lời, 1 bên muốn chọn hàng sạch, chất lượng tốt
Điều đặc biệt là chỉ cần xem nhẹ 1 phương diện thì hành trình kinh doanh sẽ “chông chênh” thấy rõ. Vậy nên cần dung hòa tốt cả 2 phương diện này bằng cách tích cực tham khảo và sàng lọc thị trường cung ứng thực phẩm. Chú ý xem qua đánh giá của người dùng để có thêm căn cứ xác thực khi “chốt hạ” một đơn vị nào đó.
3.7 Kết hợp bán hàng đa kênh
Mỗi cửa tiệm dù có quy mô hoành tráng đến bao nhiêu thì sức chứa vẫn có giới hạn. Điều này có nghĩa là đến 1 giai đoạn nào đó, dù có muốn mở rộng kinh doanh thì bạn cũng “chịu cứng’’. Thế nhưng điều này chỉ đúng nếu chúng ta “cố thủ” với mô hình bán hàng truyền thống.
Còn trong TH bán hàng đa kênh thì mọi chuyện sẽ khác hẳn. Cụ thể, khi kết hợp với mô hình kinh doanh online (qua fanpage, app…), bạn sẽ tận dụng được thị trường rộng mở, dễ dàng tiếp cận với hàng loạt những người có nhu cầu. Cơ hội bán hàng cao hơn nhờ việc hỗ trợ ship tận nơi, khi đó giới hạn sức chứa của hàng quán chỉ còn là chuyện muỗi.
✖✖✖ TÌM HIỂU: Nồi nấu cháo công nghiệp 30l
4. Khắc phục những sự cố khi bán cháo lòng
Cũng như các hình thức kinh doanh khác, khi bán cháo lòng cũng có thể đối diện với những sự cố không mong muốn, đến từ nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan. Trong đó, đáng chú ý nhất là 3 TH sau:
4.1 Sự cố cháy nổ
Đối với dịch vụ cung cấp đồ ăn, sử dụng gas, điện trong đun nấu là tất lẽ dĩ ngẫu. Do đó, rủi ro cháy nổ không thể loại trừ hoàn toàn. Nhiệm vụ của bạn là hạn chế xuống mức thấp nhất những nguy cơ này, đồng thời “tập trận” về cách xử lý sự cố nếu chúng xảy ra. Cụ thể, hãy đào tạo và nhắc nhở nhân viên làm đúng các nguyên tắc chung về phòng chữa cháy.
Đặc biệt là trang bị đầy đủ thiết bị hỗ trợ, bao gồm cả bình cứu hỏa và tắt hết các thiết bị điện. Ngoài ra, bạn có thể dán thông báo in màu nổi bật để các nhân viên dễ dàng nắm bắt những yêu cầu của mình
4.2 Khách ngộ độc, dị ứng
Việc khách bị ngộ độc, dị ứng, biểu hiện bất thường ngay sau khi sử dụng món tại quán là trải nghiệm chẳng hề dễ chút nào. Trong tình huống này, bạn cần liên hệ ngay với cơ sở y tế gần nhất hoặc gọi xe cấp cứu để bảo đảm an toàn tính mạng cho thực khách. Sau đó mới tìm hiểu kỹ và xác minh nguyên do. Nếu lỗi là do cửa tiệm thì hãy thành tâm xin lỗi, chịu mọi chi phí điều trị, bồi bổ sức khỏe cho khách. Nếu lỗi do khách, bạn hãy chia sẻ rõ ràng để họ hiểu, đồng thời ân cần hỏi han, hỗ trợ 1 phần chi phí điều trị. Điều này không chỉ giúp bạn giải quyết tốt tính huống mà còn để lại tiếng thơm trong cộng đồng nữa đấy!
Nói qua cũng phải nói lại, với sự cố này, phòng trước là tốt nhất. Theo đó, chúng ta nên thắt chặt khâu tuyển lựa và kiểm định nguyên liệu, đảm bảo thực phẩm luôn tươi ngon, sạch sẽ và không nhiễm khuẩn. Ngoài ra, có thể đưa ra bản chú thích về thành phần của từng món và nhắc nhở về nguy cơ dị ứng trước khi các thượng đế dùng bữa.
4.3 Tranh cãi, mâu thuẫn
Không cần biết lỗi đến từ ai nhưng việc to tiếng, tranh cãi với khách hàng cũng cho thấy đó là cách ứng xử chẳng phải phép chút nào. Trong mọi tình huống, dù KH có “sai trắng phớ” thì chúng ta cũng cần phải giữ thái độ từ tốn, lịch thiệp, giải thích cặn kẽ cho họ hiểu. Và thực tế cho thấy hầu hết các cuộc mâu thuẫn, xung đột phát sinh đều xuất phát từ sự bùng nổ cảm xúc của 1 nhân viên nào đó. Lúc này, hãy yêu cầu nhân viên dừng ngay việc đôi co và trực tiếp xin lỗi khách. Thậm chí bạn có thể nhận về chút thua thiệt để xoa dịu họ. Như vậy, mới tránh được những thiệt hại về doanh thu cũng như danh tiếng về sau.
Là người làm dịch vụ, nếu để cái tôi lên trên tất thảy thì sẽ mất khách như chơi. Vậy nên, để lường trước điều này, bạn cần quán triệt với đội ngũ nhân viên về cách đối xử với KH. Nếu nhân viên nào lặp lại sai lầm nhiều hơn 1 lần thì bạn có thể cảnh cáo bằng việc trừ lương, nặng hơn là cho thôi việc.
Mở quán cháo lòng đâu chỉ chuẩn bị mỗi tiền bạc là xong, còn cần bao quát đủ các phương diện khác nếu muốn 1 phát ăn ngay. Và với cẩm nang không thể chi tiết hơn mà chúng tôi vừa chia sẻ, hẳn bạn đã tự tin hơn rồi chứ?