Mở quán phở bò không phải đơn giản, nó phức tạp hơn nhiều so với mở một nhà hàng. Bởi lẽ, đây là món ăn có môi trường cạnh tranh khá gay gắt. Dưới đây là một số Kinh nghiệm mở quán phở bò được đúc kết từ những người đã thành công. Bạn hãy tham khảo để áp dụng cho mình nhé!
Tham khảo các mô hình kinh doanh quán phở hiện nay
Hiện nay trên thị trường có 2 loại mô hình kinh doanh quán phở đó là quán phở vỉa hè, quán phở trong các quán ăn, nhà hàng. Vậy nên hãy tham khảo các mô hình kinh doanh này để biết đâu là hình thức kinh doanh mang lại nhiều lợi nhuận và ít rủi ro, mô hình nào phù hợp với tài chính của mình,… Từ đó mới cân nhắc việc mình nên theo đuổi hình thức kinh doanh nào.
Khi tham khảo các mô hình này, hãy lưu ý đến giá trị doanh nghiệp, đặc điểm món phở của họ cung cấp, tại sao họ thu hút được khách và tại sao không? Hãy phân tích để nắm rõ và phân biệt được các đối thủ của mình. Lấy ví dụ đơn giản như Phở Thìn – được nhiều người nhắc đến là đặc trưng phở Hà Nội. Bạn hãy đến thử nghiệm và đánh giá xem, tại sao phở Thìn đắt lại được nhiều người yêu thích, tại sao vẫn có nhiều người chê nhưng lượng khách của họ không giảm? Phải chăng họ đã tạo được cái gu của riêng mình? Tham khảo các mô hình kinh doanh khách nhau để lựa chọn, rút ra một một hình phù hợp nhất cho mình bạn nhé.
10 Kinh nghiệm mở quán phở bò cho người mới bắt đầu
Bắt đầu mở một quán phở không phải điều đơn giản, bạn cần tính toán khá nhiều bao gồm chi phí mặt bằng, chi phí nguyên liệu, nhân công, định hướng khách hàng,… Dưới đây sẽ là một số kinh nghiệm mở quán phở bò xương máu cho bạn.
Xác định chi phí và chuẩn bị nguồn vốn
Hiện tại bạn đang số vốn như thế nào? Con số cụ thể là bao nhiêu? Bạn sẽ phân bổ số tiền này cho các chi phí ra sao? Đây sẽ là những thông tin cốt lõi cần nắm vững để đầu tư vốn hiệu quả. Chi phí và vốn ban đầu rất quan trọng, nếu bạn không tính toán kỹ, vượt chi phí ban đầu sẽ khiến bạn khó khăn khi duy trì nguồn vốn sau này.
Nhìn chung, khi mở một quán phở bò, bạn sẽ cần chú ý đến các chi phí sau:
- Phí đăng ký kinh doanh: nếu bạn mở một quán phở bò nhỏ, ở quê thì chi phí này sẽ ít hoặc không có, nhưng nếu bạn mở ở thành phố lớn thì chi phí đăng ký kinh doanh bạn sẽ chiếm một khoản của bạn đó.
- Tiền đặt cọc, tiền thuê địa điểm: Nếu bạn muốn thuê địa điểm bán, bạn cũng phải bỏ ra chi phí này. Ngoài ra, một số nơi còn cầu đặt cọc để thiết lập kết nối điện, nước và Internet.
- Thiết bị: Chi phí cho tất cả các thiết bị nhà bếp của bạn bao gồm máy hút mùi, vỉ nướng, lò nướng, bếp nấu, bàn sơ chế bằng thép không gỉ, giá đỡ, bàn nóng, bàn lạnh, tủ đông, tủ mát,….
- Bảng hiệu: Bảng hiệu là điều không thể thiếu của một quán phở. Kinh nghiệm mở quán phở bò khi lựa chọn bảng hiệu đó là sử dụng biển bạt để tiết kiệm chi phí hoặc bìa mica.
- Quảng cáo khai trương: Bạn sẽ muốn khai trương quán phở của mình bằng cách gây tiếng vang lớn trong khu vực lân cận. Để làm được điều này, bạn cần có ngân sách phù hợp cho phương tiện truyền thông xã hội, báo in và các hình thức quảng cáo và tiếp thị khác để bạn có thể quảng bá rộng rãi.
- Vốn dự trữ: Khoản tiền mặt dự trữ này là cần thiết để đáp ứng những khoản thiếu hụt có thể xảy ra khi bạn mở quán phở lần đầu tiên. Bạn có thể không hòa vốn trong nhiều tháng. Do đó, bạn sẽ cần chuẩn bị sẵn sàng số tiền dự trữ để trang trải tiền lương, hàng tồn kho, tiện ích và các chi phí khác phát sinh khi bạn vận hành.
Lựa chọn địa điểm mở quán
Kinh nghiệm mở quán phở bò xương máu tiếp theo quyết định sự thành bại của bạn đó là lựa chọn địa điểm mở quán. Chọn một địa điểm mở quán phở là một chìa khóa dẫn đến lợi nhuận cho bạn. Chỗ đỗ xe và khả năng tiếp cận khách hàng rất quan trọng đối với sự thành công của nhà hàng cùng với chất lượng món ăn và dịch vụ.
Vị trí quán phở sẽ ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh trong hoạt động của bạn, bao gồm thực đơn và phong cách quán ăn. Khi lựa chọn điểm mở quán, hãy lưu tâm đến các yếu tố sau:
- Khả năng tiếp cận khách hàng của quán nhiều hay ít?
- Quán có chỗ đỗ xe ô tô, xe máy hay không?
- Có điểm nổi bật ở nơi quán phở bạn mở ra hay không?
- Lượng khách di chuyển qua lại quanh địa điểm mở quanh của bạn
- Số dân cư sống ở khu vực này ra sao
….
Mua sắm dụng cụ nhà bếp
Mua sắm dụng cụ nhà bếp là rất quan trọng. Nếu chọn đúng cơ sở cung cấp bạn sẽ tiết kiệm được nguồn chi phí không nhỏ. Chưa kể tới, bạn cũng cần cân nhắc đến các thiết bị nhà bếp mình sẽ sử dụng. Làm sao để nó có đủ tính năng cần thiết, không quá cồng kềnh, phù hợp với không gian và trang trí quán, phù hợp với túi tiền của bạn và tiết kiệm nhiên liệu.
Mách bạn địa điểm được nhiều người lựa chọn mua sắm các dụng cụ nhà bếp đó là Quang Huy. Tại đây, bạn sẽ được hướng dẫn, tư vấn chi tiết các thiết bị cần mua, nồi nấu phở bằng điện phù hợp… với nguồn vốn của bạn. Ngoài ra, hệ thống còn miễn phí vận chuyển lắp đặt, bảo hành 1 năm giúp bạn tiết kiệm chi phí không hề nhỏ.
Chọn lựa đơn vị cung cấp nguyên liệu đảm bảo, giá cả hợp lý
Nguyên liệu là yếu tố cấu thành quan trọng quyết định đến món ăn của bạn có ngon hay không, có đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm hay không, và tác động đến cả chi phí, giá thành món ăn của bạn. Việc lựa chọn đúng nhà cung cấp cho doanh nghiệp của bạn là rất quan trọng. Nếu nhà cung cấp của bạn không đáng tin cậy hoặc không cung cấp sản phẩm chất lượng cao, quán ăn của bạn sẽ gặp khó khăn trong việc cung cấp hàng hóa và dịch vụ có giá tốt đáp ứng mong đợi của khách hàng.
Hãy nghiên cứu thật kỹ nguồn cung cấp nguyên liệu, thẩm định giá cả và chất lượng trước khi quyết định hợp tác bạn nhé.
Chuẩn bị công thức nấu phở bỏ riêng
Một kinh nghiệm mở quán phở khác mà bạn phải lưu tâm đặc biệt đó là công thức nấu phở nhất là nước dùng. Bạn có thể tìm kiếm tùy ý trên mạng các video hướng dẫn, cách nấu phở nhưng không phải lúc nào áp dụng cũng thành không.
Tốt nhất bạn nên đi học, trực tiếp làm và thử nghiệm, cho mọi người nếm thử và rút ra kinh nghiệm nấu cho riêng mình.
Lên ý tưởng và trang trí quán
Bạn đinh trang trí quán ăn như thế nào? Hãy lên ý tưởng trước để đảm bảo quán phở của mình được trang trí đẹp mắt, thu hút khách hàng. Đồng thời cũng giúp bạn tiết kiệm đáng kể nguồn chi phí trang trí này.
Bạn có thể tham khảo một số mẫu trang trí quán phở khác nhau ở trên mạng hoặc thực tế. Sau đó lựa chọn mẫu phù hợp với định dạng của mình. Tuy nhiên, đại đa số quán phở hiện nay được ưu tiên trang trí tối giản để khách hàng tập trung vào quán ăn.
Xây dựng menu đa dạng
Xây dựng menu đa dạng giúp bạn đem lại nhiều chọn lựa cho khách hàng. Thông thường, một quán phở bò sẽ có thêm các món phở khách như phở gà, bún chả, bún lòng,… Nó giúp bạn tiếp cận được nhiều nhu cầu khác nhau từ đó tăng doanh số nhà hàng. Tuy nhiên, lưu ý rằng, dù cho bạn có mở thêm món ăn gì đi chăng nữa, thì bạn vẫn phải xây dựng một món là tiêu biểu chuyên biệt nhất. Ở đây sẽ chính là phở bò.
Tuyển và đào tạo nhân viên
Mở quán phở hay nhà hàng bắt buộc bạn phải có nhân viên. Kinh nghiệm mở quán mở bò của những người đi trước truyền lại rằng, số lượng nhân viên sẽ quyết định không nhỏ đến sự thành bại của bạn. Nếu nhân viên quá ít sẽ không đảm bảo được dịch vụ phục vụ, còn nhân viên quá nhiều sẽ kiến chi phí bỏ ra của bạn nhiều. Hãy nghiên cứu tuyển dụng số lượng phù hợp và đào tạo họ làm việc chuyên nghiệp, hiệu quả.
Hoàn tất thủ tục pháp lý
Như đã nói ban đầu, bạn sẽ cần bỏ ra chi phí để làm đăng ký kinh doanh. Sau khi có các chi phí dự trù này, bạn sẽ cần hoàn tất các thủ tục pháp lý. Thực tế cho thấy, tùy vào địa điểm thuê của bạn mà các thủ tục này sẽ nhiều hay ít. Chẳng hạn bạn mở ở quê có thể sẽ không cần giấy đăng ký kinh doanh nhưng mở ở thành phố lại khác. Ngoài ra còn các thủ tục đi kèm như hợp đồng thuê nhà, hợp đồng làm việc,… mà bạn cũng cần phải lưu tâm.
Lên kế hoạch để marketing cho quán
Mở một quán phở nhiều người thường bỏ qua việc marketing cho quán. Họ nghĩ đơn giản treo biển giảm giá, hoặc mời mọi người đến ăn trên mạng xã hội là được. Tuy nhiên, theo Kinh nghiệm mở quán phở bò những ông lớn đi trước cho hay, việc đầu tư vào marketing rất quan trọng, nó tác động đến doanh thu của bạn sau này.
Trước khi bắt đầu cho marketing quán, bạn hãy lên kế hoạch truyền thông cụ thể, tính toán chi tiết các nguồn chi phí sẽ phải bỏ ra và đo lường hiệu quả khi thực hiện. Bạn có thể chạy quảng cáo FB, treo biển quảng cáo, quay video,… sẽ là cách thu hút khách hàng đến với mình.
Kết luận kinh nghiệm mở quán phở bò
Phở nói chung và phở bò nói riêng là món ăn đã ăn sâu vào tâm hồn dân tộc. Trong bài thơ “Lời ca ngợi phở”, nhà thơ Tú Mỡ đã ca ngợi hương vị tinh tế của món ăn này và tính bình đẳng của nó: đó là món ăn được cả người giàu và người nghèo yêu thích. Vậy nên việc kinh doanh mở quán phở mang lại nhiều triển vọng cho người bán, chỉ cần một chút khéo léo trong việc chế biến nước dùng phở và áp dụng những kinh nghiệm mà Quang Huy chia sẻ trên chắc chắn bạn sẽ thành công.
Mở một quán phở không phải điều đơn giản, bạn cần tính toán rất nhiều từ chi phí bỏ ra, lựa chọn, xây sửa mặt bằng, chi phí nhân công, cho tới công thức nấu phở. Tuy nhiên, nếu bạn làm tốt điều này thì chắc chắn sẽ thành công. Trên đây là một số Kinh nghiệm mở quán phở bò xương máu dành cho bạn. Hãy nghiên cứu và áp dụng, chúc bạn sẽ thành công khi mở quán phở bò cho mình.