Nấu rượu bằng nồi áp suất là phương án được nhiều người đề xuất khi trong gia đình họ không sẵn thiết bị chuyên dụng. Và trong bài viết này, hãy cùng thiết bị bếp việt phân tích tính ứng dụng thực tế của ý tưởng này nhé!
1. Nấu rượu bằng nồi áp suất có khả thi hay không?
1.1 Về thời gian nấu
Thời gian nấu được hiểu theo 2 khía cạnh: thời gian sử dụng công cụ hỗ trợ đang xét và tổng thời gian hoàn thành món.
Nếu nói về việc sử dụng nồi áp suất để chế biến đồ uống này thì chỉ mất 15-20 phút đồng hành cùng chúng. Còn khi tính cả thời gian nấu, ủ men cho đến khi ra thành phẩm thì có thể kéo dài nguyên ngày (12h).
1.2 Về năng suất
Năng suất tạo rượu là 1 trong những hạn chế của phương thức chế biến này. Vì giai đoạn phân tách rượu ra khỏi nguyên liệu ban đầu hoàn toàn mang tính thủ công. Vậy nên, hiệu suất tạo rượu chỉ chừng 20-30%. Nghĩa là sử dụng 10kg cơm rượu thì lượng thành phẩm tạo ra chỉ chừng 2-3l. So với phương pháp chưng cất truyền thống thì chỉ bằng 1/2 còn so với việc sử dụng thiết bị sử dụng thì chỉ bằng 1/3.
1.3 Chất lượng thành phẩm
Nếu nếm thử rượu được tạo ra bằng con đường này sẽ thấy chúng có mùi thơm khá tự nhiên, thuần khiết. Tuy nhiên, điểm trừ là rất đục, pha lẫn nhiều tạp chất do không thể gạn bỏ hết 100% phần cái ra khỏi rượu. Ngoài ra, do rượu không nguyên chất nên việc bảo quản rất khó khăn. Khác xa so với sản phẩm được tạo ra bằng con đường chưng cất chuyên nghiệp.
2. Cách nấu rượu bằng nồi áp suất ngon, nhanh, đơn giản tại nhà
Trong TH không có nồi chuyên dụng thì có thể sử dụng nồi áp suất để trải nghiệm cách tạo rượu từ công cụ đặc biệt này. Và để bắt đầu, bạn hãy làm theo công thức “xịn đét” dưới đây nhé!
2.1 Chuẩn bị
- Gạo tẻ nguyên cám (gạo lứt): 10kg
- Men rượu: 1,5-2 lạng
- Hũ thủy tinh
- Nồi áp suất
- Nẹp phơi
- Khăn phủ
2.2 Các bước làm
2.2.1 Ngâm gạo
- Gạo mua về đem phơi nắng 1-2 hôm rồi nhặt sạch các thành phần lẫn tạp. Tiếp đến đem vo vài lượt rồi để ráo trong 30′
- Ngâm toàn bộ gạo vào nước ấm trong 3h để gạo ngậm nước, tiện cho việc làm chín nguyên liệu ở giai đoạn sau.
2.2.2 Nấu cơm
- Thấm khô nước bám trên mặt ngoài của lòng nồi, đậy nắp, khóa van áp suất
- Kết nối thiết bị với nguồn cấp điện, “fix” chế độ nấu cơm và setup thời gian, nhiệt độ mong muốn. Theo đó, nền nhiệt lý tưởng là 110 độ C và thời gian kéo dài khoảng 2/3h
- Để nồi sẽ chuyển qua chế độ warm. Lúc này, hãy xả hết khí ứ đọng bằng việc mở van cho đến khi không còn phát ra tiếng xì. Sau đó, ngắt điện và mở nắp để tận thu thành phẩm.
2.2.3 Ủ men
- Trải cơm dàn đều trên mặt phẳng sạch (nẹp, mâm…), chờ đến khi nguội bớt thì tán nhỏ men rắc đều lên bề mặt.
- Dùng tay sạch trộn đều 2 thành phần này với nhau. Sau đó cho vào hũ thủy tinh với lượng chỉ bằng 70% dung tích hũ (nếu số lượng nhiều hãy setup nhiều hũ).
- Đặt hũ ở nơi khô mát, không có nắng chiếu vào (nền nhiệt “perfect” là 25 độ C) trong khoảng 1 tuần để men phát huy tác dụng.
2.2.4 Lọc rượu
- Sau thời gian ủ men sẽ thu được cơm rượu chứa phần nước và phần cái. Lúc này, hãy cho cơm rượu vào miếng vải xô sạch, buộc túm, ép chặt để tách dung môi khỏi nguyên liệu ban đầu. Phần nước thu được chính là thành phẩm.
2.3 Thành phẩm
- Rượu có màu trắng kem ngả đục, hương thơm nồng, sánh hơn so với thành phẩm chưng cất bằng nồi chuyên dụng. Khi nếm thử bạn sẽ thấy cay cay ở đầu lưỡi, uống xong để lại vị ngọt hậu rất dễ chịu.
➥➥➥ ĐỌC THÊM: Nồi nấu rượu truyền thống
3. Bỏ túi ngay một số lưu ý khi nấu rượu bằng nồi áp suất
3.1 Chọn nguyên liệu nấu kỹ càng
Khi quá chú tâm vào quy trình tạo rượu, bạn có thể lơ là khâu tuyển lựa nguyên liệu. Điều này sẽ tác động rất nhiều đến chất lượng thành phẩm. Bởi chúng được “dệt” nên từ công thức chế biến và độ sạch/ngon của các thành phần tham gia. Do đó, nên bắt đầu từ nhân tố cốt lõi này. Đồng thời, tối ưu bằng cách tìm đến loại gạo có nguồn gốc rõ ràng, trồng chuẩn hữu cơ, đóng gói cẩn thận. Với men cũng cần tìm hàng xịn vì nếu hoạt động không tốt thì quá trình tạo rượu sẽ cực kỳ tệ.
3.2 Cân đối lượng nguyên liệu nấu
Có 3 giai đoạn mà bạn cần phải cân nhắc về lượng nguyên liệu chế biến. Thứ nhất là lượng gạo cho vào nồi áp suất. Thứ hai là tỉ lệ phối trộn giữa cơm và men. Thứ ba là lượng cơm rượu cho vào hũ thủy tinh.
Khi thêm gạo vào nồi áp suất, bạn nên trộn nguyên liệu này với nước theo tỉ lệ 1:1. Sao cho mực nước không dâng quá vạch Max của thiết bị. Với khâu trộn cơm và men thì cứ 1kg nguyên liệu ban đầu sẽ cần 15- 20g men. Số lượng thực tế là bao nhiêu bạn có thể chủ động nhân lên. Trong công đoạn ủ, không nên cho nguyên liệu nhiều hơn 2/3 hũ vì tiến trình lên men sẽ sản sinh khí CO2. Khi đậy kín và lượng khí này sinh ra nhiều thì có thể dẫn đến bục nổ.
3.3 Đảm bảo an toàn sử dụng
Khi sử dụng nồi áp suất, điều khiến người dùng lo ngại nhất chính là nguy cơ bỏng nhiệt. Vậy nên, nếu muốn tạo rượu bằng công cụ này, bạn cần hiểu cách vận hành. Đặc biệt lưu ý đến công đoạn thu hồi thành phẩm. Hãy mở van để lượng khí bên trong bay hết ra ngoài, áp suất trong nồi trở về trạng thái bình thường mới lấy cơm ra.
Nấu rượu bằng nồi áp suất không thể ứng dụng để “cày tiền” mà chỉ nên thử 1 lần cho biết. Nếu bạn đang tìm kiếm công cụ hỗ trợ kinh doanh thì hãy tìm đến nồi nấu rượu chuyên dụng nhé!