Skip to main content

12 Loại Rau Ăn Phở: Thơm, Hấp dẫn, Tăng độ ngon X20 lần

115 Lượt xem
0 Bình luận

1 tô phở với đầy đủ topping chính chỉ giống như 1 bản vẽ bằng bút chì đơn điệu. Và rau ăn phở chính là yếu tố “chốt hạ” làm nên màu sắc, hương vị hoàn mỹ của món ngon xuất sắc này.

1. 12 loại rau ăn phở thêm hương, dinh dưỡng, ngon chuẩn vị

Có những thành phần đơn giản chỉ là đồ ăn kèm, đôi khi chúng ta còn xem đó là yếu tố “tô vẽ”. Thế nhưng, nếu thiếu đi chúng thì món chính giảm hẳn độ thơm ngon. Rau ăn phở là một trường hợp như thế.

1.1 Mùi ta (Ngò rí)

Đây là đại diện có độ nổi và tính thông dụng không kém cạnh gì hành hoa. Vì chúng có thể góp mặt trong các món, từ bún phở, đồ cuốn cho tới canh, giấm, soup….Đặc biệt với món ngon đang xét, không ăn kèm mùi ta thì hương vị sẽ bay biến mất vài phần. Loại rau này có thân cỏ, lá từa tựa rau má nhưng phân thùy mạnh mẽ hơn. Khi thưởng thức chúng có độ dai nhẹ và tỏa mùi thơm rất đặc trưng, cực dễ chịu. Bạn có thể ăn sống hoặc nhúng vào nước nóng, cả 2 cách đều cho kết quả tuyệt vời.

rau mùi ta

1.2 Mùi tàu (ngò gai)

Mùi tàu cũng là “anh em” của ngò rí bởi chúng đều có xuất thân từ họ Hoa tán. Loại rau này có vẻ ngoài rất dễ nhận diện vì đường viền kiểu răng cưa, khá sắc nhọn, lá dạng bản dài và thường đính chung thành vòng sát gốc. Ngò gai thường được dùng trong “9981” các món nước, cháo, đồ om…với hương thơm sực nức, có phần gắt hơn ngò rí. Vậy nên, khi thưởng thức, chúng ta cũng thường sử dụng với lượng ít hơn, chỉ cần vài cọng là cũng đủ dậy mùi rồi.

rau ngò gai

1.3 Hành lá 

Thực tế cho thấy có đến 99% những người thưởng thức phở đều thích thú với loại rau gia vị này. Hành hoa được mệnh danh là “trùm sò” trong các loại rau thơm bởi ở đâu cũng có sự góp mặt của chúng. Đặc trưng của đại diện trên là lá xanh rờn dạng ống rỗng, phần đầu gần gốc có màu trắng và kết cấu đặc. Chúng mang mùi thơm nhẹ, giòn ngọt và có vị hăng rất dễ nhận diện, ăn sống bạn sẽ cảm nhận rõ nhất điều này. Ngoài vai trò “thêm thắt” cho hương vị món, hành lá còn được xem là loại thuốc Nam giải cảm cực tốt nhờ tác dụng thúc đẩy tuần hoàn máu, làm ấm cơ thể nhanh chóng.

rau hành lá

➤➤➤ KHÁM PHÁ THÊM: Phở Vịt Quay

1.4 Giá đỗ

Kế bên tô phở nóng mà có thêm 1 đĩa giá đỗ giòn ngọt thì quả là hết sẩy. Không chỉ đem đến cảm giác ngon miệng khi thưởng thức kèm phở, giá đỗ còn hàm chứa cơ số công dụng “đỉnh của chóp”. Đầu tiên chính là khả năng chống oxi hóa “thần sầu”, giúp trẻ hóa cơ thể, chống lại các tác nhân gây ung thư, phòng ngừa bệnh tim mạch. Ngoài ra, hàm lượng vitamin E cao chót vót bên trong chúng còn mang đến cho bạn làn da khỏe đẹp từ bên trong.

Giá đỗ

1.5 Hành tây

Nhìn giao diện bên ngoài, đại diện trên trông nhang nhác hành củ nhưng có kích thước khủng hơn. Thế nhưng hương vị của chúng lại hoàn toàn khác biệt: hăng nhưng cực dịu, mang vị ngọt đậm với tỉ lệ đường cao. Đặc biệt là mùi hương không lẫn vào đâu do chứa lượng lưu huỳnh cực cao. Ngoài “hóa thân” vào việc tạo mùi vị cho nước dùng, hành còn được xắt nhỏ, chần qua để thưởng thức sau khi hoàn thiện.

hành tây

1.6 Lá chanh

Xét về độ phổ biến thì loại rau thơm này có phần kém cạnh hơn các đại diện khác. Vì chúng chỉ hiện diện “duy chỉ 1” trong món phở gà. Tuy nhiên, lá chanh lại hoàn thành cực tốt vai trò của mình. Bởi đây chính là nhân tố cầm trịch hương vị của món ăn đang xét. Vị thơm sực hơi nhần nhận đắng của thành phần này chính là mảnh ghép còn thiếu của các món được chế biến gà. Và để tối ưu chất lượng món, bạn đừng nên cho chúng vào nồi nước lèo đang sôi nhé! Làm vậy mùi thơm của  lá chanh sẽ mất đi 7 phần mà vị đắng sẽ tăng lên gấp bội đấy!

lá chanh

1.7 Húng bạc hà (húng lủi)

Phở bò, phở dê mà ăn kèm húng bạc hà thì “ngon hết biết”. Loại rau này khá thấp bé, phần thân nhỏ nhắn và hơi ngả tía; lá trông cực giống bạc hà nhưng nhỏ, sần sùi hơn. Điều đáng nói là mùi vị của chúng cũng giống người “họ hàng” đến 70%. Chỉ có điều ngọt hơn và hương thơm không phát tán mạnh mẽ trong không gian bằng bạc hà. Khi dùng húng lủi, người ta thường chỉ ngắt phần lá và ngọn, ăn nhấm nháp bên ngoài chứ ít khi nhúng trực tiếp vào nước nóng. Hãy thử mà xem, thưởng thức món phở theo cách này sẽ thú vị như thế nào.

húng bạc hà

1.8 Húng quế 

Đây cũng là loại rau thơm có độ “ăn nhập” hoàn hảo với món phở thần thánh của VN. Chúng có lá bản dài thuôn nhọn, bề mặt trơn nhẵn, láng mịn và khá mỏng manh. Húng quế dùng trong nhiều món phở nhưng “chân ái” lại chính là phở bò. Bạn có thể nhâm nhi như 1 loại rau sống hoặc cho vào giỏ trụng chần sơ hay nhúng ngay vào tô phở nóng đều ngon “hết ý”.

rau húng quế

1.9 Húng láng 

Húng láng là “linh hồn” của món phở Hà thành xưa, bởi đây là giống rau bản địa được trồng ngay tại khu vực Đống Đa. Nếu nhìn xa xa, bạn sẽ thấy loại rau này có vẻ ngoài “same same” húng quế, cả về màu sắc lá cho tới thân cây. Tuy nhiên điểm khác biệt chính là phần phiến lá bé hơn và bo tròn ở đuôi lá.

Khi nếm thử, bạn cũng thấy chúng có mùi dịu, thanh nhẹ hơn hẳn đại diện so kè. Quan trọng hơn cả là dùng kèm với món phở nào cũng ngon “thụt lưỡi”. Ngày nay, húng láng cực khan hiếm trên thị trường nên nếu muốn tìm lại hương vị phở truyền thống, hẳn bạn sẽ khá nhọc công.

rau húng láng

1.10 Kinh giới 

Tuy không phải là lựa chọn “must have” nhưng rất nhiều người lại cực ghiền món phở ăn kèm kinh giới. Loại rau này có lá tầm trung, bề mặt thô ráp và có viền lá hình răng cưa. Tuy nhiên chúng mềm mại chứ không sắc nhọn như mùi tàu. Đặc biệt thân cây có thiết diện hình vuông, nét đặc trưng hiếm có của loài thực vật đang xét. Kinh giới mang mùi thơm hơi nồng, giàu tinh dầu, có tính ấm và được dùng cho hầu hết các loại phở. Ngoài vai trò là rau gia vị, đây còn là vị thuốc dân gian được dùng để trị cảm hàn, rôm sảy, ho, đau nhức mình mẩy…vv

rau kinh giới

1.11 Tía tô 

Tía tô và kinh giới cũng là những đại diện có vẻ ngoài na ná nhau. Bạn có thể phân biệt bằng cách so sánh kích thước và màu sắc lá. Cụ thể tía tô có kích thước lá lớn hơn và thường ngả sang màu tía. Cả phần phiến lá cho tới thân cây bên dưới còn kinh giới lại có lá bé, thuôn dài hơn và đồng nhất tone xanh lục. Ngoài ra, mùi vị của tía tô cũng dịu hơn và thường dùng chín thay vì ăn sống. 

rau tía tô

1.12 Hẹ

Mặc dù có chung nguồn gốc nhưng tính phổ biến của hành và hẹ chênh nhau khá nhiều. Điều này 1 phần do hương vị có phần “khó thẩm” của rau hẹ. Phần còn lại do sự trái tính, trái nết trong hành trình tăng trưởng của chúng, dẫn đến việc khó nhân lên trên diện rộng. Tuy nhiên, nếu ai đã “quen hơi” loại rau mang vị hăng cực mạnh này thì lại dính như keo. Đặc biệt là khi thưởng thức các món phở, kể cả phở nước và phở trộn. Đặc biệt, khi xét về tác dụng dược lý, hẹ luôn đứng “trên cơ” hành vì hỗ trợ tiêu hóa, giải độc cơ thể, tiêu viêm, trị ho.

rau hẹ

2. 3 mẹo thưởng thức rau thơm ăn phở ngon, ATVS

Không phải cứ chuẩn bị “ngồn ngộn” các loại rau thơm rồi đánh chén tùy hứng là bạn sẽ có được cảm giác đã hờn khi thưởng thức món. Nên nhớ rằng ăn bao nhiêu, ăn như thế nào để vừa ngon, vừa đảm bảo ATVSTP, đó mới là điều cốt lõi.

2.1 Chọn loại rau phù hợp

Khái niệm phù hợp ở đây được hiểu theo 3 nghĩa.

  • 1 là phù hợp với món ăn đang xét, tức là thức rau bạn chọn nằm trong danh sách mà chúng tôi vừa chia sẻ.
  • 2 là phù hợp với khẩu vị cá nhân. Nghĩa là loại rau ấy mang đến cho bạn cảm giác ngon miệng, thích thú khi dùng kèm món chính.
  • 3 là không gây dị ứng với cơ địa. Nếu hấp dẫn nhưng gây ra những phản ứng tiêu cực như nổi mẫn ngứa, co giật, suy hô hấp…. thì nhất định không nên đánh liều.

rau ăn phở ngon

2.2 Làm sạch kỹ càng nếu ăn sống

Vì hầu hết các loại rau gia vị đều có thể dùng ngay nên nếu muốn ăn sống cần đặc biệt chú ý đến vấn đề vệ sinh. Thông thường các tác nhân gây hại tiềm ẩn bao gồm trứng giun sán, vi khuẩn thương hàn, vi khuẩn E.coli bám dính trên bề mặt lá. Nếu đưa các thành phần này vào cơ thể, nguy cơ ngộ độc chạm ngưỡng 100%. Do đó bạn nên ngâm trong nước muối 15′ để ức chế, loại trừ các yếu tố nguy cơ. Hoặc an tâm hơn là sử dụng máy khử độc để có thể diệt sạch cả các tác nhân sinh học, thuốc trừ sâu còn tồn dư.

2.3 Ăn chín để loại bỏ vi khuẩn tốt nhất

Rõ ràng khi ăn sống, bạn sẽ cảm nhận rõ độ giòn và vị ngọt, thơm tự nhiên của các loại rau gia vị. Nhưng nếu muốn “đánh bay” 100% vi khuẩn thì ăn chín mới là gợi ý hàng đầu. Như vậy bạn có thể hoàn toàn an tâm khi thưởng thức món, không còn lo về vấn đề ngộ độc thực phẩm. Nếu trụng qua nồi nấu phở bằng điện trong thì rau vẫn siêu ngon, vi khuẩn cũng được triệt tiêu hoàn toàn. Bạn có thể áp dụng theo cách này để được lợi về cả 2 phương diện.

trụng rau ăn phở

Chỉ mỗi chủ đề rau ăn phở nhưng có rất nhiều điều đáng bàn phải không ạ? Và khi đã show rõ tường tận cả tá đại diện, bạn đã biết mình nên tìm đến loại rau thơm nào rồi chứ?

5/5 - (1 bình chọn)
Đăng ký tư vấn miễn phí

Tìm hiểu 1 năm không bằng lắng nghe 1 câu tư vấn

Chưa có
đánh giá nào
5
0% | 0 đánh giá
4
0% | 0 đánh giá
3
0% | 0 đánh giá
2
0% | 0 đánh giá
1
0% | 0 đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Hỏi đáp

Không có hỏi đáp nào.

Đánh giá 12 Loại Rau Ăn Phở: Thơm, Hấp dẫn, Tăng độ ngon X20 lần
Gửi ảnh thực tế
0 ký tự (Tối thiểu 10)
Bạn cảm thấy thế nào về sản phẩm? (Chọn sao)
Bài viết liên quan
Tư vấn
Chat Zalo
showromm Showroom
Gọi ngay