Để mở quán phở, bạn cần phải gom vốn càng sớm càng tốt, thậm chí trước cả việc lên kế hoạch. Ngoài ra đừng quên chú trọng khâu khảo sát thị trường, nâng cao tay nghề hoàn thiện món. Đặc biệt là chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị để tối ưu hoạt động chế biến, bán hàng.
1. Mở quán phở có tốn kém chi phí không?
Trong kinh doanh, chi phí đầu tư ban đầu là điều có ý nghĩa then chốt. Nếu chuẩn bị tốt, bạn sẽ có được điểm tựa vững chắc để sẵn sàng khởi nghiệp. Ngược lại, nếu giật gấu vá vai thì sẽ rất khó để bứt phá và làm cản trở lớn đến hoạt động bán hàng. Với việc mở quán phở cũng không phải ngoại lệ, vậy mô hình này liệu có tốn kém nhiều chi phí?
Chi phí thực tế phục thuộc rất nhiều vào hình thức và quy mô kinh doanh, cụ thể như sau:
- Nếu bạn đầu tư mặt bằng rộng rãi, full trang thiết bị, đội ngũ nhân công đông đảo… thì số tiền đầu tư có thể dao động từ 300-500 triệu (chưa kể đến chi phí duy trì trong 3-6 tháng đầu – khi việc kinh doanh chưa đi vào ổn định)
- Nếu mở quán nhỏ, chỉ phục vụ vài trăm suất/ngày, mặt bằng khiêm tốn, ít nhân công thì số vốn khoảng 100-150 triệu là được.
- Đặc biệt, nếu bạn bán phở dưới hình thức xe đẩy thì tổng chi phí ban đầu chỉ chạm ngưỡng 20-30 triệu, không hơn.
2. Kinh nghiệm mở quán phở từ A-Z, tỷ lệ thành công 99%
Sự thành công trong việc bán phở không phải tự nhiên mà có. Đó là trái ngọt được tạo ra từ sự cố gắng không mệt mỏi của người đi đầu. Chắc chắn không thể không kể đến những kinh nghiệm “xương máu”
2.1 Gom vốn từ khi có ý định
Như đã nhắc đến ở trên, vốn liếng chính là yếu tố cầm trịch trong kế hoạch kinh doanh. Chúng quyết định trực tiếp tính khả thi của dự án khởi nghiệp. Do đó, cần chuẩn bị thật tốt để tạo đà cho những nấc thang kế tiếp. Và lời khuyên dành cho bạn là ngay từ khi có ý định mở quán hãy bắt đầu tích cóp, gom vốn. Việc chuẩn bị từ sớm sẽ giúp bạn quản lý tài chính tốt hơn, có được nguồn vốn lớn hơn và hành trình kinh doanh cũng khả thi hơn hẳn.
2.2 Lập ra bản kế hoạch thực thi
Đối với mọi công việc lớn nhỏ thì việc lập kế hoạch luôn là điều được khuyến khích. Trong bản kế hoạch sẽ hiển thị tất cả những gì bạn có và bạn muốn: nguồn vốn, đích đến, mục tiêu của từng giai đoạn và cách thức để thực hiện mục tiêu.
Như vậy, đây chẳng khác gì bản vẽ chỉ đường trong hành trình kinh doanh của bạn. Mọi vấn đề sẽ trở nên rõ ràng và có định hướng hơn rất nhiều so với việc kinh doanh ngẫu hứng, mù mờ, không có kế hoạch từ trước. Đặc biệt là khi có sự cố phát sinh, trong bản kế hoạch đã lường trước cả những điều này và lên sẵn phương án giải quyết. Chính vì thế, khi vấn đề xảy ra ngoài thực tế bạn sẽ xử lý 1 cách chủ động, bình tĩnh và hiệu quả hơn gấp bội.
2.3 Xác định địa điểm mở quán
Khi lựa địa điểm mở quán chúng ta cần phải chú trọng đến 2 vấn đề.
- Đầu tiên, đó phải là nơi đông dân cư, có nhu cầu cao đối với món ăn mà bạn kinh doanh.
- Thứ 2, mặt bằng có địa thế đẹp, dễ quan sát, dễ gây chú ý với người qua lại, tiện cho việc giao thương, buôn bán. Nên nhớ dù quán ăn có chất lượng hoàn hảo mà mở ở nơi vắng khách, hẻo lánh… thì thua lỗ vẫn hoàn thua lỗ.
2.4 Tìm nguồn nhập nguyên liệu
Dù công thức chế biến có đặc biệt và hoàn hảo đến nhường nào mà sử dụng nguyên liệu lởm thì thành phẩm cũng chẳng đáng 1 xu. Nếm thử là khách nhận ra ngay và chẳng còn mặn mà với hàng quán của bạn.
Nếu muốn kinh doanh lâu dài cần chú trọng khâu tuyển chọn nguyên liệu. Đảm bảo hàng tươi ngon, vệ sinh và có mức giá phải chăng để nâng cao khả năng sinh lời. Và để làm được điều này thì không có cách nào khác là cần tích cực tham khảo thị trường để sàng lọc nguồn cung ứng. Đặc biệt là đừng quên xem qua đánh giá của những người đi trước để thấy được bức tranh tổng thế hơn nhé!
2.5 Học cách nấu phở ngon
Có những quán phở chẳng hề cầu kỳ trong cách thiết kế không gian phục vụ nhưng đắt khách như tôm tươi. Tất cả là nhờ hương vị độc đáo, thơm ngon của mặt hàng kinh doanh.
Điều này cho thấy chất lượng món chính là nhân tố cốt lõi quyết định độ hút khách. Để tối ưu điều này, bạn cần học cách nấu phở thật chỉn chu. Có thể đầu tư để học nghề tại các quán phở gia truyền có tiếng, sau đó thử nghiệm để tìm ra công thức mới. Chắc chắn khi kiên trì với mục tiêu này thì sẽ có ngày nỗ lực của bạn sẽ được đền đáp.
2.6 Chuẩn bị trang thiết bị tốt
Đây là phương diện không được nhiều người chú ý nhưng lại đem tới khá nhiều lợi ích trong đun nấu, bán hàng. Cụ thể ở khu vực nấu bếp, bạn bắt buộc phải setup bộ nồi điện nấu phở – thiết bị giúp giảm 1/2 thời gian chế biến. Vận hành hoàn toàn tự động, cực vệ sinh, an toàn và siêu tiết kiệm điện.
Ở khu vực phục vụ khách cần bố trí đầy đủ điều hòa, quạt máy. Bàn ghế, bát đũa đảm bảo sự gọn gàng, đồng nhất và luôn sạch sẽ. Nên nhớ trang bị càng đầy đủ, tiện nghi thì quá trình bán hàng sẽ diễn ra càng nhanh chóng, thuận tiện.
➽➽➽ ĐÔI ĐIỀU VỀ: Nồi nấu phở 80 lít
2.7 Lên menu và giá bán hợp lý
Việc lên menu đi kèm mức giá cho thấy 1 phong cách kinh doanh vừa chuyên nghiệp, vừa minh bạch. Không chỉ vậy, dựa vào menu khách cũng dễ dàng lựa món theo nhu cầu, đảm bảo yếu tố thuận mua vừa bán.
Để menu thêm phần bắt mắt, nên sử dụng màu sắc thương hiệu. Nếu có thể, hãy tận dụng ngay hình ảnh món ăn được hoàn thiện tại quán để lồng vào minh họa.
2.8 Hạch toán doanh thu theo từng đợt
Để đánh giá tính hiệu quả kinh doanh thì cần phải hạch toán doanh thu định kỳ hằng tháng hoặc hàng tuần, tùy theo tình hình thực tế. Trong TH tổ chức sự kiện, CTKM thì bạn cũng cần hạch toán theo đợt khuyến mãi để xem phương án marketing này có khả quan không.
Việc làm trên sẽ giúp bạn nhìn nhận lại chặng đường kinh doanh vừa qua. Từ đó, rút ra những bài học và áp dụng ngay vào giai đoạn kế tiếp để cải thiện, nâng cấp doanh số thu về.
2.9 Có kế hoạch phát triển lâu dài
Kinh doanh vốn là câu chuyện lâu dài. Và để dấn thân vào, bạn không chỉ cần đến vốn, bản lĩnh, ý chí kiên cường mà còn cần cả 1t kế hoạch phát triển dài hạn.
Nhiều người cho rằng điều này hơi viển vông khi chỉ mới bắt đầu khởi nghiệp. Tuy nhiên thực tế cho thấy những hàng quán nào càng có tầm nhìn xa thì càng có những bước tiến dài trong hành trình kinh doanh
3. Gợi ý một số thiết bị nhà bếp giúp năng suất, lợi nhuận cho quán phở
3.1 Nồi nấu phở
Nồi nấu phở là thiết bị đặc biệt hữu dụng, được hoàn thiện bằng inox 304 siêu bền bỉ với vẻ ngoài đẹp mãn nhãn. Với lựa chọn này, bạn không phải mày mò thức đêm, dậy sớm. Cũng không cần tiếp nhiên liệu hay vớt váng bọt, bởi sau khi setup thì chúng sẽ vận hành auto cho đến khi tạo ra thành phẩm. Quá trình đun nấu không khí thải, không làm bẩn đáy nồi nên cực vệ sinh và an toàn.
Đó là chưa kể đến việc tích hợp thêm van xả nên khâu lấy nước dùng cực tiện mà khâu vệ sinh cũng nhẹ như không. Đặc biệt là thành phẩm không ám mùi nên có độ thơm ngon miễn bàn, đảm bảo bán hàng siêu đắt khách.
3.2 Nồi trụng phở
Loại nồi này có kích thước bé hơn, thường có hình trụ dài, phía trên có tay cầm, được làm bằng thép không gỉ nên chịu nhiệt cực ổn. Chúng thường có phần thành thiết kế dạng lưới để khi trụng, nước tràn vào làm nóng bánh phở rồi lại chảy hết ra khi được kéo lên.
Việc sử dụng nồi trụng phở sẽ giúp cho khâu sơ chế nguyên liệu này trở nên nhanh gọn và hiệu quả hơn so với việc dùng muôi hoặc các loại nồi truyền thống.
3.3 Nồi ninh xương
Trong 3 đại diện này, nồi ninh xương có size lớn nhất và có tính ứng dụng cao. Vì phần nước lèo có thể chuyển sang nồi phở, nồi hủ tiếu… để chế biến thành các món ăn khác nhau.
Tuy có size khủng nhưng kết cấu thiết bị rất chắc chắn và tinh gọn. Thành nồi siêu dày dặn với khả năng giữ nhiệt cực tốt. Và khi vận hành với công suất tối ưu thì chỉ tầm 3h là cho ra phần nước hầm xương ngọt lịm. Trong khi đó, để có được thành quả tương tự thì nồi thủ công cần đun nấu trong 6-8h.
Việc mở quán phở chẳng phải là chuyện dễ dàng, nhưng nếu nằm lòng những kinh nghiệm trên đây thì cơ hội thành công là điều nắm chắc trong tay.