Bánh cuốn nóng được coi là món ăn đặc sản nổi tiếng tại một số địa phương ở nước ta. Với cách làm đơn giản, không ít các bà nội trợ đã tự tay thực hiện món ăn này. Tuy nhiên, làm ở nhà, không có nồi tráng bánh chuyên dụng thì phải làm sao? Hôm nay, chúng tôi sẽ gửi đến bạn cách tráng bánh cuốn bằng nồi cơm điện vô cùng đơn giản ngay sau đây.
Những nguyên liệu và dụng cụ cần chuẩn bị
Cách làm bánh cuốn bằng nồi cơm điện tại nhà là phương pháp đơn giản nhất mà bất cứ ai cũng thực hiện được. Nhưng để tạo được món bánh cuốn nóng đạt chuẩn. Bạn phải cẩn thận từ khâu chuẩn bị nguyên liệu và dụng cụ kèm theo. Hãy thực hiện theo dưới đây.
Nguyên liệu cần thiết
|
|
Dụng cụ hỗ trợ
Những dụng cụ cần thiết để làm bánh cuốn tại nhà:
- Nồi cơm điện nắp rời
- Bộ dụng cụ làm bánh cuốn bao gồm: khung vải, đũa gỡ bánh, muôi múc bột
- Bát to
- Đĩa đựng thành phẩm
- Máy xay sinh tố hoặc máy nghiền bột mini
Chi tiết cách tráng bánh cuốn bằng nồi cơm điện đơn giản
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ những nguyên liệu và dụng cụ như trên. Chúng ta bắt tay vào thực hiện tráng bánh cuốn bằng nồi cơm điện lần lượt theo các bước dưới đây.
Bước 1: Pha bột làm bánh cuốn
Với phần gạo bạn đã chuẩn bị, tiến hành đem đi xay nghiền. Bạn lưu ý cần chọn đúng loại gạo tẻ, bởi loại này không gây dính, làm tráng bánh khó khăn.
Thực hiện cụ thể như sau:
- Đem gạo tẻ và bột năng đổ vào máy nghiền, bật công tắc xay lên. Cho thêm bột năng sẽ giúp bánh có độ dai ngon. Tuy nhiên, bạn cũng không nên cho quá nhiều. Vì như vậy, bánh dễ bị nát khi nóng và cứng khi nguội.
- Trong quá trình xay, nghiền bột tiến hành cho thêm 1 ít muối hạt vào.
- Phần bột xay xong hòa chung với 1 lượng nước nhất định. Sau đó, để ủ qua đêm. Công đoạn này còn được gọi là ngấu bột.
- Đến khi tráng bánh thì chắt bỏ phần nước trong đi
Nếu không có thời gian hoặc thấy cách xay nghiền bột trên phức tạp. Các bạn có thể mua bột pha sẵn trong các cửa hàng, siêu thị. Sau đó, hòa với nước theo hướng dẫn trên bao bì cũng được.
Mẹo “tỷ lệ pha bột làm bánh cuốn”
Khi mới làm bánh cuốn, trở ngại lớn nhất thường gặp chính là kỹ thuật pha bột. Đây là bước quyết định đến chất lượng món ăn sau khi chế biến. Nếu bạn pha tỷ lệ bột – nước không đúng, bột sẽ bị loãng dẫn đến bánh sẽ bị mỏng, dễ nứt. Còn nếu bột quá đặc thì bánh sẽ dày, không ngon, ăn nhanh ngấy.
Với trường hợp dùng hỗn hợp bột năng trộn bột gạo để làm bánh cuốn thì tỷ lệ chuẩn để pha là 1:5. Đồng thời, tỷ lệ nước cần dùng cũng phải gấp đôi tổng lượng bột. Làm theo các thông số hướng dẫn này, đảm bảo món bánh của bạn sẽ đạt độ dẻo, dai, hấp dẫn. Ngoài ra, nếu muốn tăng độ dẻo, hãy tăng thêm bột năng. Còn để bánh mềm, bạn thêm 1 thìa dầu thực vật vào.
Bước 2: Chế biến nhân bánh
- Nấm hương và mộc nhĩ đem ngâm với nước ấm. Tiếp theo, vớt ra, rửa sạch và thái thật nhỏ. Sau đó, để chúng vào bát với thịt lợn xay. Bỏ thêm chút bột nêm, tiêu xay, mì chính, nước mắm và trộn đều cho ngấm vị.
- Bắc chảo dầu, vặn lửa lớn đun nóng. Tiếp theo, thả hành tím thái lát vào phi cho vàng và dậy mùi thơm. Vớt ra bát để riêng.
- Vẫn dùng chảo đó, cho hỗn hợp thịt bằm trộn nấm vào xào khoảng 2 – 3 phút. Thả thêm hành lá vào cùng.
- Khi các nguyên liệu đã chín hết thì bạn tắt bếp.
Bước 3: Làm bánh cuốn bằng nồi cơm điện
Lấy nồi cơm điện tại gia đình bạn sử dụng. Tốt nhất là loại có vung rời, bởi vì chúng thường được thiết kế vòm lên, tránh chạm vào bánh gây dính.
Đổ khoảng 2 lít nước vào trong nồi cơm. Cắm điện và bật nút chọn chế độ nấu (cook). Canh đến khi nước sôi thì chuyển sang chế đổ ủ.
Đặt khung vải lên trên miệng nồi. Lưu ý chọn loại vừa với mép gờ bên trong nồi cơm, chỉnh sao cho cân. Quét thêm 1 lớp dầu ăn lên trên mặt tấm vải. Sau đó, múc bột đổ vào giữa. Nhanh tay cán đều bột sao cho có độ mỏng vừa. Tiếp theo, đậy nắp vung lại khoảng 1 – 2 phút cho bánh chín. Sau đó, mở vung và dùng que tre lấy bánh ra đĩa đã chuẩn bị sẵn. Lưu ý, quét cả dầu ăn lên mặt đĩa để bánh không bị dính.
Tiếp tục đổ mẻ tiếp theo vào hấp. Nhân lúc chờ bánh mẻ sau chín thì bạn thực hiện cuộn nhân cho bánh trước. Cứ thực hiện đều đặn như vậy cho đến khi hết bột thì thôi.
Bước 4: Pha nước mắm chấm bánh
Nước chấm là một phần không thể thiếu khi thưởng thức món bánh cuốn nóng. Để có bát nước chấm “chuẩn vị”, bạn tiến hành pha theo công thức sau.
- Cho 1 thìa đường trắng, 2 thìa nước lọc, 1 thìa nước mắm, cùng với ớt cắt nhỏ, nước cốt chanh vào bát nhỏ.
- Khuấy đều lên, cho hỗn hợp tan ra , hòa quyện. Thực hiện nêm nếm lại cho hợp với khẩu vị là xong.
Bước 5: Hoàn thành
Xếp những chiếc bánh cuốn nóng hổi vừa cuộn nhân thịt vào đĩa gọn gàng. Rải thêm lớp hành phi vàng ở trên. Có thể trang trí thêm bàng rau sống hoặc tỉa hoa củ sao cho thêm phần bắt mắt.
Thành phẩm bánh cuốn đạt chuẩn sau khi tráng từ nồi cơm điện phải: dai vừa phải, mềm. Bề mặt mịn, mướt. Ngửi thấy mùi thơm của gạo nhưng không phải mùi gạo sống. Khi thưởng thức thấy ngon và dẻo. Ngoài ra, bạn có thể ăn kèm với giò, chả lụa và rau sống.
Những lưu ý khi sử dụng nồi cơm điện hấp bánh cuốn
Khi dùng nồi cơm điện tráng bánh cuốn, bạn cần lưu ý đảm bảo một số yếu tố, bao gồm:
- Đổ nước vào trong nồi sao cho đủ liều lượng để cung cấp hơi nóng hấp chín bánh. Bánh cuốn làm ra dai mềm hay bị nứt cũng một phần phụ thuộc vào việc này.
- Khung vải chuẩn bị cần được kéo căng hết cỡ. Có như vậy, thành phẩm mới mịn màng, mướt, có hình dạng tròn, thẩm mỹ.
- Trong quá trình hấp bánh, nhớ chú ý tới lượng nước. Nếu thấy cạn, cần kịp thời bổ sung ngay.
- Nên sử dụng loại nồi cơm có nắp vòm lên cao để tránh chạm vào bánh.
Trên đây là toàn bộ chia sẻ của chúng tôi về cách tráng bánh cuốn bằng nồi cơm điện. Hi vọng thông tin này sẽ có ích, giúp bạn làm được món bánh cuốn “chiêu đãi” cả gia đình mình.