Bạn đang có ý định kinh doanh xe bánh mì nhưng chưa biết phải chuẩn bị những gì, chi phí mở xe bánh mì bao nhiêu? Hãy tham khảo ngay những thông tin được Quang Huy chia sẻ trong bài viết. Chắc chắn bạn sẽ tìm được lời giải đáp tốt nhất cho những nghi vấn trên đồng thời nắm được bí quyết kinh doanh thành công!
Bán bánh mì cần bao nhiêu vốn?
Trước khi kinh doanh bất cứ mặt hàng nào, đầu tiên chúng ta cần phải lập được bản kế hoạch vốn dự tính, càng chi tiết càng tốt. Bởi việc hoạch định vốn này sẽ giúp bạn xác định được mô hình kinh doanh cũng như những chi phí phát sinh trong suốt quá trình kinh doanh. Từ đó, cân nhắc nguồn lực tài chính đủ để chi tiêu cho những khoản mục cần thiết trong quá trình kinh doanh.
Vốn dưới 10 triệu
Nếu số vốn mà bạn sở hữu khá ít thì việc giảm thiểu chi phí đến mức tối ưu là vô cùng thiết yếu. Một số phương pháp để bạn có thể cắt giảm số tiền cần chi như:
- Tận dụng mặt bằng kinh doanh ngay tại nhà mình hay vỉa hè, …
- Giảm số lượng thiết bị, công cụ không quá cần thiết hoặc đầu tư các trang thiết bị và công cụ làm bếp và kinh doanh với kích cỡ nhỏ hơn.
- Giảm bớt các chi phí PR quảng cáo online, thay vào đó bạn sẽ dán banner, decal, standee, … nổi bật để thu hút khách hàng ghé quán.
Vốn từ 10 – 30 triệu
Nếu bạn có nguồn vốn từ 10 – 30 triệu VNĐ thì việc đầu tư một không gian để mở bán vừa và nhỏ đủ sạch và thoáng với vị trí tốt khá dễ dàng.
Bạn có thể trang bị thêm các thiết bị và công cụ hỗ trợ chế biến, kinh doanh thuận tiện hơn để giảm bớt thời gian và công sức đồng thời đảm bảo sự tiện lợi hơn trong suốt quá trình kinh doanh. Với số vốn như vậy, bạn cũng có thể đầu tư thêm về mảng PR quảng cáo để thu hút những người lân cận hay khách hàng ngang qua.
Vốn trên 50 triệu
Đây được đánh giá là số vốn lớn để mở cửa hàng kinh doanh. Việc mở quán bán cố định cũng không còn là vấn đề khi bạn có nguồn vốn hơn 50 triệu VNĐ. Bạn có thể đầu tư một không gian quán bán kết hợp tủ bánh mì mà không cần đẩy rong ruổi khắp đường phố, vỉa hè nữa.
Ngoài những chi phí cho trang thiết bị cần thiết phục vụ bếp nấu và nội thất quán, bạn sẽ có thêm kinh phí để mở rộng quy mô bán hàng và thuê thêm nhân lực phục vụ quán. Quảng cáo cũng sẽ được đầu tư nhiều hơn để không chỉ khách hàng lân cận mà khách hàng từ xa khi nghe đến danh tiếng quán của bạn cũng sẽ tìm đến để thưởng thức.
Chi phí mở xe bánh mì bao nhiêu?
Như những phân tích ở trên, tùy vào số vốn bạn có để mở cửa hàng kinh doanh mà dự tính các chi phí cần thiết cho phù hợp nhất. Dưới đây là một số khoản cần chi cần thiết
Chi phí mua nguyên liệu
Để chế biến ra những chiếc bánh mì thì không cần có quá nhiều nguyên liệu và chi phí mua cũng không quá đắt đỏ. Bạn có thể tìm đến những địa chỉ chuyên cung cấp vỏ bánh mì, rau củ quả ăn kèm, thịt, trứng, cá, gia vị, … gần điểm bán của mình để tiết kiệm chi phí vận chuyển hàng và có được giá tốt nhất.
Bạn có thể tìm đến những lò nướng bánh chuyên dụng. Còn các nguyên liệu kèm theo, bạn có thể chọn mua số lượng lớn tươi nguyên ở chợ đầu mối. Điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm được chi phí mua nguyên liệu làm bánh mì tối ưu mà vẫn đảm bảo được vệ sinh an toàn thực phẩm.
Nếu kinh doanh nhỏ lẻ tầm 50 chiếc/mỗi ngày thì chi phí cho nguyên liệu chỉ khoảng 400.000 VNĐ. Còn quy mô vừa và lớn hơn sẽ có chi phí nguyên liệu từ 500.000 VNĐ trở lên, tùy vào số lượng bạn định cung cấp cho khách hàng.
Chi phí thuê địa điểm
Nếu kinh doanh mỗi chiếc xe đẩy bán bánh mì lưu động thì không sao. Nhưng nếu bạn có số vốn lớn thì việc mở quán để kinh doanh cố định quy mô vừa và lớn sẽ giúp bạn dễ dàng tiếp cận khách hàng và có không gian để phục vụ khách tại chỗ.
Tuy nhiên, với một mặt hàng ăn nhẹ và dễ gói mang đi như bánh mì thì không có mấy khách sẽ ngồi ăn tại chỗ. Vì vậy, cửa hàng bạn mở ra không cần quá rộng, khoảng 5 – 10 người có thể ngồi là đủ.
Các khu vực, tuyến đường đông người qua lại như trường học, bệnh viện, chợ, khu văn phòng, … sẽ là địa điểm tốt nhất để mở bán. Lượng khách ở những khu này khá ổn định và dễ thu hút được khách hàng ghé mua hơn. Bạn nên chọn mức giá thuê mặt bằng dao động từ 2 – 3 triệu VNĐ thôi, không nên thuê đắt hơn.
Chi phí đầu tư xe bánh mì
Khi kinh doanh nhỏ lẻ và ít vốn thì xe bánh mì lưu động là một công cụ vô cùng hữu ích. Nó sẽ giúp bạn dễ dàng di chuyển vị trí để kinh doanh vỉa hè, lề đường, … tiết kiệm chi phí hơn thay vì đầu tư mặt bằng kinh doanh cố định. Tùy thuộc vào loại hình kinh doanh mà bạn định bán để có thể lựa chọn thiết kế phù hợp. Có khá nhiều mẫu mã xe bánh mì như: xe bánh mì Thổ Nhĩ Kỳ, xe bánh mì chả cá, xe bánh mì que Đà Nẵng, xe bánh mì bán kèm xôi, …
Hơn thế nữa, chi phí mua xe cũng không quá đắt đỏ. Với quy mô nhỏ thì xe đẩy loại nhỏ (70cm – 1m2) khoảng 4 – 9 triệu VNĐ là hợp lý. Còn quy mô lớn thì có thể đầu tư tủ bánh mì cỡ lớn hơn (1m2 – 2m) với không gian chế biến và bày bán rộng hơn. Giá xe bánh mì cỡ lớn này rơi vào khoảng 9 – 20 triệu VNĐ.
Ngoài đầu từ xe đẩy, nếu có đủ chi phí bạn cũng có thể đầu tư thêm những vật dụng và phụ kiện đi kèm, hỗ trợ kinh doanh tiện lợi và nhanh chóng hơn.
Một số phụ kiện và giá tốt nhất để tham khảo:
Phụ kiện |
Giá tốt nhất |
Lò nướng thịt 02 buồng đốt |
4.500.000 VNĐ |
Lò nướng thịt 03 buồng đốt |
5.500.000 VNĐ |
Lò nướng thịt 04 buồng đốt |
7.000.000 VNĐ |
Lò nướng thịt bằng điện |
6.000.000 VNĐ |
Máy kẹp bánh mì đơn |
950.0000 – 3.500.000 VNĐ |
Máy kẹp bánh mì đôi |
5.000.000 – 6.000.0000 VNĐ |
Dao cắt thịt |
50.000 – 200.000 VNĐ |
Máy cắt thịt Doner Kebab |
2.400.000 – 4.500.000 VNĐ |
Chi phí thuê nhân viên
Trong trường hợp kinh doanh quy mô nhỏ lẻ thì chỉ cần chủ kinh doanh đứng bếp và bán hàng là đủ. Nhưng nếu quy mô lớn hơn, lượng khách hàng dồn dập và có nhu cầu mua cùng lúc thì chắc chắn một mình chủ kinh doanh không thể kham nổi. Những lúc như vậy, bạn có thể huy động nguồn nhân lực từ chính gia đình nếu không có thể thuê thêm nhân viên bán thời gian, làm việc linh động theo ca để tiết kiệm chi phí nhất.
Thông thường chi phí thuê nhân viên là 20.000 – 30.000 VNĐ/ giờ. Nếu cả ngày có khoảng 03 tiếng lượng khách ghé đến đông thì tiền thuê nhân việc làm việc mỗi tháng vào những khung giờ cao điểm đó được dự tính tầm 1.500.000 – 2.500.000 VNĐ/tháng. Quy mô lớn cần tầm 2 – 3 nhân viên như vậy thì sẽ có chi phí là 3.000.000 – 7.500.000 VNĐ/tháng. (Tùy vào quy mô để xác định số lượng nhân lực vừa đủ phục vụ, giúp tối ưu chi phí kinh doanh.)
Chi phí khác
Túi đựng, giấy ăn, … là những thứ không thể thiếu vì đa phần khách hàng sẽ mua và mang đi hoặc đặt ship hàng online. Đi kèm với mặt bằng kinh doanh, bạn cũng cần chuẩn bị tầm 01 – 03 bộ bàn ghế nhựa, inox hoặc gỗ tùy diện tích quán. Giá mỗi bộ bàn ghế ước lượng khoảng 250.000 – 400.000 VNĐ là hợp lý (gồm 1 bàn và 3 – 4 ghế).
Như vậy, để kinh doanh quy mô nhỏ thì chỉ từ 6 – 7 triệu VNĐ trở lên là bạn đã có được một cơ ngơi bán hàng ngon lành. Từ 20 triệu VNĐ trở lên đã có thể tạo lập được mô hình kinh doanh vừa và lớn.
Bí quyết kinh doanh xe bánh mì ít vốn thành công chỉ 10 triệu VNĐ
Với 10 triệu VNĐ trong tay kinh doanh gì để giàu lên nhanh chóng. Bạn không có thương hiệu và độ nổi tiếng như thương hiệu do vua bánh mì Minh Nhật lập ra cũng đừng chán nản bởi từ một quán bán lưu động nhỏ rất có thể sau này bạn cũng là chủ của một thương hiệu lớn.
Đầu tiên là phải làm thế nào để từ 10 triệu VNĐ có thể sản sinh ra hàng chục hàng trăm triệu VNĐ. Mở bán bánh mì kẹp thịt lưu động là một trong những ý tưởng start-up rất khả thi.
Trong khi một chiếc bánh mì đang có giá từ 10.000 – 20.000 VNĐ thì lợi nhuận mà mỗi chiếc đem lại là từ 5.000 – 10.000 VNĐ. Nếu đủ ngon và chất lượng + địa thế bán thu hút nguồn khách hàng dồi dào + sự phục vụ nhiệt tình, chuyên nghiệp thì mỗi ngày có thể bán đến 100 chiếc, tương ứng số tiền lãi lên đến 500.000 VNĐ – 1 triệu VNĐ/ ngày. Và mỗi tháng sẽ là 10 – 25 triệu VNĐ. Nếu buôn may bán đắt hơn thì số tiền lãi mà bạn nhận được còn nhiều hơn nữa.
Mở xe bán bánh mỳ cần lưu ý gì?
Lên kế hoạch kinh doanh đầy đủ và càng chi tiết sẽ giúp bạn dự đoán được độ khả thi của ý tưởng kinh doanh và tính toán được kết quả kinh doanh gần nhất. Tuy vậy, bạn cũng cần nắm được những bí quyết, những lưu ý cần khi mở xe bánh mỳ kinh doanh dưới đây để đảm bảo tính thành công cao hơn.
Mô hình kinh doanh
Bạn có thể chọn lựa giữa các mô hình kinh doanh: cố định, online, bán thời gian hay toàn thời gian. Tùy vào nguồn vốn và thời gian mà bạn bỏ ra để kinh doanh để xác định mô hình thích hợp nhất.
Mặt bằng bán hàng
Nên lựa chọn ở những khu đông đối tượng khách hàng qua lại như trường học, bệnh viện, khu văn phòng, khu đông dân cư, … Bởi bánh mì là một trong những thức ăn nhanh được học sinh, sinh viên và dân văn phòng, … vô cùng yêu thích. Không nên bày bán hàng rong ở những tuyến đường bị cấm hay cảnh sát an ninh thường “ghé thăm”. Nếu mở quán bán cố định thì nên lựa chọn mặt bằng là nơi có nhiều hàng quán và điểm bán đồ ăn.
Trang thiết bị, công cụ hỗ trợ
Tùy vào nguồn tài chính để đầu tư các công cụ chế biến bánh mì và bán hàng phù hợp từ chất liệu, kích cỡ, mẫu mã đến giá cả.
Học làm bánh mì ngon
Bạn có thể học qua mạng hoặc tại các trung tâm dạy nấu ăn để tạo ra được hương vị thơm ngon và đặc trưng cho hàng quán của bạn.
Menu/ thực đơn bán đa dạng
Không nên chỉ phục vụ một món, bạn cần đa dạng thực đơn cho quán để thu hút thêm nhóm đối tượng khách hàng. Bạn có thể bán nhiều loại cùng lúc hay kết hợp bán bánh mì với xôi, ngô, khoai, bánh bao, … và phục vụ thêm đồ uống cho khách hàng.
Vệ sinh an toàn thực phẩm
Hãy đảm bảo an toàn vệ sinh cho quầy bán hàng để khách hàng nhìn thấy an tâm hơn về sản phẩm và khi thưởng thức lần 1 rồi vẫn muốn quay lại mua lần 2.
Thời điểm bán bánh mì
Sáng và chiều tối là những thời điểm mà lượng khách ghé mua bánh mì đông nhất. Vì vậy, hãy ưu tiên bán hàng vào những thời điểm này.
Phong thái phục vụ
Sự chuyên nghiệp, nhiệt tình và thân thiện cùng cung cách phục vụ nhanh chóng chắc chắn sẽ tạo được thiện cảm từ khách hàng. Khiến khách hàng hài lòng rất có thể sẽ có được nguồn khách hàng thân quen về sau.
Chấp nhận rủi ro
có thể là ế ẩm hay bị giải tỏa và bị tịch thu đồ trong trường hợp bạn buôn bán ở lề đường vỉa hè. Nhưng đừng vội chán nản!
Hãy thử hiệu ứng đám đông như mời bạn bè, người thân đến ủng hộ hay có các chương trình khuyến mại cho khách hàng trong ngày đầu khai trương để thu hút khách hàng ghé mua.
Bạn cũng nên chú ý những nơi thường có cảnh sát hay công an đô thị tuần tra thì không nên mở bán hàng rong hay vỉa hè ở gần đó. Hoặc làm quen với những người bán hàng xung quanh để hỏi về cách tồn tại trong trường hợp này.
Trên đây là chi tiết chi phí mở xe bánh mì kinh doanh. Dù kinh doanh lưu động hay cố định, đừng quên những gì được chia sẻ trong bài viết. Chắc chắn nó sẽ là những bí quyết giúp bạn kinh doanh thành công!