Skip to main content

Bánh cuốn bao nhiêu calo? Ăn bánh cuốn có béo không?

116 Lượt xem
0 Bình luận

Một trong những món ngon được nhiều người yêu thích và ưa chuộng là bánh cuốn (bánh ướt). Với vị mềm ngon, mướt, ăn rất bon miệng cùng nước chấm chua ngọt và các topping đi kèm đem đến sự hòa quyện tuyệt với nhất khiến nhiều người không thể cưỡng lại. Nhưng không phải món gì ăn nhiều cũng tốt, bạn cần biết được bánh cuốn bao nhiêu calo để cân đối thực đơn mỗi ngày để tránh tình trạng “quá liều” dẫn đến béo phì hoặc các ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

Bánh cuốn là gì? Nguyên liệu làm bánh cuốn ra sao?

Bánh cuốn (hay còn gọi với cái tên bánh mướt, bánh ướt) là một món ăn bình dân tại Việt Nam với hương vị rất hấp dẫn thực khách.

Loại bánh này thường được làm từ những nguyên liệu tự nhiên với phần vỏ bánh, phần nhân và phần ăn kèm thêm chút nước mắm pha theo công thức đặc biệt.

Bánh cuốn (bánh mướt/ bánh ướt)
Bánh cuốn (bánh mướt/ bánh ướt)

Phần vỏ bánh thường được làm từ bột gạo tẻ và bột năng, hoặc có thể thêm bột ngô, bột khoai tây theo từng khẩu vị vùng miền. Tỷ lệ nguyên liệu chuẩn như sau:

  • Bột gạo tẻ: 250 gram
  • Bột năng: 45 gram
  • Tinh bột khoai tây: 45 gram; hoặc tinh bột ngô: 50 gram; hoặc 45 gram bột gạo tẻ nữa.
  • Muối: một chút
  • Nước lọc: 1 lít

Phần nhân có thể là thịt, mộc nhĩ, tôm, trứng, … theo sở thích. Phần ăn kèm có thể là giò chả, thịt ba chỉ, hành phi, trứng chiên và các loại rau quả ăn kèm khác.

Bấy nhiêu đó là bạn đã có thể có được món bánh cuốn thơm ngon và đầy dinh dưỡng với năng lượng tràn đầy trong ngày.

1 đĩa bánh cuốn bao nhiêu calo?

Bánh cuốn bao nhiêu calo
1 đĩa bánh cuốn bao nhiêu calo?

Các chuyên gia dinh dưỡng đã quy đổi lượng bánh cuốn trong 1 đĩa ra 200 gram để mọi người dễ nắm bắt và tính toán năng lượng và dinh dưỡng khi ăn một cách dễ dàng nhất.

Do vậy, nếu bạn đang băn khoăn xem 1 đĩa bánh cuốn chứa bao nhiêu calo thì cũng có thể tìm hiểu xem 100 gram bánh cuốn bao nhiêu calo rồi X2 lên là được.

Dưới đây là bảng giá trị calo tương ứng với từng món bánh cuốn phổ biến hiện nay (tính trên 100 gram bánh cuốn) để bạn tham khảo:

Bánh cuốn

Calo

Loại chay

168

Loại nhân thịt mộc nhĩ

213

Loại nhân tôm

250

Loại trứng

300

Loại chả quế

345

Loại răm bông hành khô (ruốc hành khô)

210

Loại chả giò

310

Loại thịt heo nướng

385

Loại chả mực

370

Loại chan nước

369

Loại ăn nóng

150

Loại ăn nguội

175

Loại không nhân

~450

Trong bánh cuốn có những chất dinh dưỡng gì?

Có 02 loại chất dinh dưỡng đặc trưng trong các món bánh cuốn giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể như tinh bột và chất đạm:

Tinh bột

Nhờ được làm từ bột gạo nên bánh cuốn có chứa hàm lượng tinh bột khá cao. Thường thì trong 1 đĩa bánh cuốn khoảng 200 gram có thể chứa tới 80% là tinh bột.

Do được chế biến từ bột gạo tẻ tinh chế nên tinh bột trong các loại bánh cuốn thường có tính hấp thụ nhanh, cung cấp đường và calo cho cơ thể một cách nhanh chóng.

Bánh cuốn chứa nhiều tinh bột
Bánh cuốn chứa nhiều tinh bột

Tuy nhiên, nếu bạn ăn quá đà thì nó lại trở thành “con dao 2 lưỡi” gây ra nhiều tác hại đối với sức khỏe. Bởi lượng tinh bột hấp thu quá nhiều trong cùng lúc sẽ khiến chỉ số đường huyết biến động bất thình lình, có thể gây ra rối loạn điều tiết insulin, từ đó dẫn đến bệnh tiểu đường hay các bệnh về tim mạch khác.

Chất đạm

Bánh ướt cũng chứa chất đạm (protein) nhưng hàm lượng cho chất này không cao như tinh bột. Và các món bánh cuốn chay thường không có chất này.

Trong khi các món bánh cuốn khác với nhân từ thịt, tôm, hay ăn kèm với trứng, chả, thịt, mực, … thường có lượng chất đạm chiếm từ 20 – 25% trong tổng số hàm lượng chất dinh dưỡng có trong các loại bánh cuốn đó.

Chất đạm trong bánh cuốn
Chất đạm trong bánh cuốn

Cũng giống với tinh bột, chất đạm được coi là chất dinh dưỡng tốt đối với sức khỏe nếu ăn vừa đủ nhưng cũng gây đến ảnh hưởng tiêu cực cho sức khỏe khi ăn quá mức.

Chất đạm sẽ giúp bạn xây dựng được cơ bắp và cung cấp năng lượng cho hoạt động thể chất trong ngày, tái tạo enzym trong cơ thể. Nhưng nếu ăn quá nhiều đạm có thể khiến gan và thận làm việc quá tải, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch và ung thư.

Ăn bánh cuốn có bị béo không?

Vừa đủ là tốt nhất, còn nếu ăn bánh cuốn quá nhiều thì có thể dẫn đến tình trạng béo phì. Bởi đặc điểm của loại bánh này là nhiều calo, nhiều tinh bột, ít protein (loại thông thường) và chất xơ. Đối với những ai đang ăn kiêng, trong chế độ giảm cân thì nên hạn chế ăn bánh cuốn.

Và tất cả chỉ là “có thể” nên việc ăn món này có bị béo hay không còn phụ thuộc vào thể chất hấp thụ của bạn cùng với chế độ ăn và luyện tập thể dục thể thao nữa. Điều chắc chắn là ăn nhiều mà không luyện tập, không giải phóng lượng calo dư thừa thì bị béo là điều hiển nhiên.

Ăn bánh cuốn có béo mập không
Ăn bánh cuốn có béo mập không?

Cách ăn bánh cuốn để điều chỉnh cân nặng cơ thể

Tùy vào tình trạng cơ thể của từng người mà chế độ ăn bánh cuốn cũng khác nhau. Nếu bạn muốn ăn món ngon này để căn chỉnh trọng lượng của cơ thể theo hướng mong muốn thì cũng không quá khó. Dưới đây là 2 cách phổ biến:

Cách ăn để tăng cân

Do chứa nhiều năng lượng nên bánh cuốn có thể là giải pháp hiệu quả hỗ trợ cải thiện tình trạng trọng lượng cơ thể đang bị suy giảm. Cách ăn bánh cuốn để tăng cân thường thấy nhất như sau:

  • Tăng bữa ăn với bánh cuốn trong tuần lên khoảng 3 – 4 lần.
  • Ăn các món bánh cuốn với lượng protein cao như bánh cuốn chả, bánh cuốn thịt, bánh cuốn tôm, bánh cuốn trứng, …
  • Thưởng thức bánh cuốn ngay khi còn nóng.
  • Ăn bánh vào buổi tối hay buổi đêm cũng được.
  • Bổ sung các thực phẩm nhiều calo, hỗ trợ tăng cân khác cùng bánh cuốn để tăng cân nhanh chóng.
 
Ăn bánh cuốn để tăng cân
Ăn bánh cuốn để tăng cân

Cách ăn để giảm cân

Bí quyết ăn bánh cuốn để giảm cân phổ biến mà nhiều người đang thực hiện như sau:

  • Thưởng thức trong buổi sáng: vừa cung cấp năng lượng hoạt động cho ngày mới, vừa giúp cơ thể tiêu hao lượng năng lượng được nạp vào từ bánh cuốn dễ dàng hơn, không gây tích lũy năng lượng thừa, hỗ trợ giảm cân hiệu quả.
  • Giảm số lần ăn trong tuần: bạn nên ăn bánh cuốn khoảng 1 – 2 lần trong tuần còn những bữa khác có thể thay bằng trứng luộc, khoai lang, yến mạch, salad, … để giảm thiểu tối đa lượng calo dư thừa không cần thiết.
  • Ăn kèm với những món ít calo: nên chọn ăn bánh cuốn chay hoặc bánh cuốn nhân mộc nhĩ. Với những loại bánh cuốn giàu năng lượng thì nên ăn kèm salad dưa chuột và rau sống, đồ muối chua, … để có nhiều chất xơ giúp hỗ trợ quá trình tiêu hóa nhanh hơn, no lâu hơn, không cần ăn nhiều bánh cuốn.
Ăn bánh cuốn để giảm cân
Ăn bánh cuốn để giảm cân

Một vài lưu ý khi ăn bánh cuốn

Khi ăn bánh cuốn bạn nên chú ý một số vấn đề sau để đảm bảo món ngon hấp dẫn mà không sợ béo mập, không sợ bị ảnh hưởng đến sức khỏe:

  • Không nên ăn quá nhiều hay quá thường xuyên vì lượng calo dư thừa sẽ khiến bạn tăng cân chưa kể lúc ăn nhiều bạn sẽ bị đầy bụng.
  • Tuyệt đối không ăn bánh cuốn vào các buổi tối muộn hay buổi đêm nếu bạn đang gặp các vấn đề về dạ dày. Việc làm này sẽ giúp bạn bảo vệ dạ dày của mình cũng như hệ tiêu hóa tốt nhất, tránh gây đau dạ dày và viêm loét dạ dày, …
  • Bánh cuốn thường có một lớp dầu quết lên để trong bánh mướt, bóng đẹp, trông hấp dẫn hơn nhưng nếu bạn đang ăn giảm cân hay muốn hạn chế tối đa dầu mỡ trong các món ăn thì có thể nhờ người làm bánh bỏ đi công đoạn quết dầu này.
  • Nên lựa chọn những quán làm bánh cuốn bằng nồi điện để thưởng thức đảm bảo chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm trong công đoạn chế biến món, không sợ khói bụi ảnh hưởng đến món ngon của bạn.
Ăn bánh cuốn cần lưu ý gì?
Ăn bánh cuốn cần lưu ý gì?

Giải đáp những câu hỏi thường gặp khi thưởng thức bánh cuốn?

Ngoài vấn đề bánh cuốn bao nhiêu calo thì cũng có nhiều câu hỏi liên quan khi ăn món này như:

Hàm lượng dinh dưỡng trong bánh cuốn phân bổ không được hợp lý trong khi gymer cần có chế độ ăn uống lành mạnh, khắt khe. Do vậy, gymer ăn bánh cuốn sẽ không tốt cho việc tập luyện lên cơ của mình.

Có vì bánh cuốn có khả năng cung cấp nhiều năng lượng cho mẹ bầu và thai nhi. Tuy vậy, hãy lưu ý trong chế độ ăn để năng lượng được cung cấp hợp lý nhất như: không ăn vào buổi tối, buổi đêm; ăn kèm với các món nhiều protein như trứng, thịt, chả, …; ăn bánh cuốn vào buổi sáng cách bữa trưa khoảng 4 – 5 tiếng; …

Có, nhưng cần hạn chế ăn vào buổi tối/ buổi đêm để tránh bị đau dạy dày.

Việc ăn liên tục vào các buổi trong ngày có thể khiến bạn ngán ngẩm và khẩu vị không được tốt. Cùng với đó là khả năng dư thừa năng lượng rất cao và có thể không đủ dưỡng chất cho cơ thể. Do vậy, nếu bạn có đam mê bánh cuốn thế nào thì cũng chỉ nên ăn 1 bữa mỗi ngày và 1 tuần không quá 4 bữa nhé.

Vì chứa rất nhiều tinh bột nên bánh cuốn không phải là món phù hợp cho bữa ăn khuya. Cơ thể bạn có thể bị rối loạn hay rất vất vả để có thể tiêu hóa món này.

Trên đây là những chia sẻ giúp bạn tìm được lời giải đáp cho: “Bánh cuốn bao nhiêu calo?” cùng những thông tin hữu ích liên quan. Hãy bỏ túi, cân nhắc chế độ ăn uống và luyện tập cho phù hợp để cơ thể luôn khỏe mạnh và thưởng thức được nhiều món ngon nhé!

5/5 - (1 bình chọn)
Đăng ký tư vấn miễn phí

Tìm hiểu 1 năm không bằng lắng nghe 1 câu tư vấn

Chưa có
đánh giá nào
5
0% | 0 đánh giá
4
0% | 0 đánh giá
3
0% | 0 đánh giá
2
0% | 0 đánh giá
1
0% | 0 đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Hỏi đáp

Không có hỏi đáp nào.

Đánh giá Bánh cuốn bao nhiêu calo? Ăn bánh cuốn có béo không?
Gửi ảnh thực tế
0 ký tự (Tối thiểu 10)
Bạn cảm thấy thế nào về sản phẩm? (Chọn sao)
Bài viết liên quan
Tư vấn
Chat Zalo
showromm Showroom
Gọi ngay