Trong cách pha bột bánh cuốn tráng nồi hơi, tỉ lệ và thành phần nguyên liệu là yếu tố “cắm chốt”. Thế nhưng, quan trọng hơn là thời gian ngâm và sự thay thế nước theo chu kỳ. Và tất nhiên khi tối ưu các phương diện này thì chất lượng bột tạo ra sẽ vô cùng “xuất sắc”.
1. Pha bột để tráng bánh cuốn có khó không?
Thực tế cho thấy cách pha bột chi phối tới 50% độ thơm ngon của từng thớ bánh. Do đó điều chúng ta cần nằm lòng đầu tiên chính là pha bột sao cho “chuẩn đét đèn đẹt”. Vậy công đoạn này liệu có khó hay không?
Có 2 thái cực mà người học việc hay gặp phải: 1 là bột quá loãng khiến bánh không thể vào phom, 2 là bột đặc quánh và không thể tráng, cuộn dễ dàng trên màng vải. Ngoài ra việc gia giảm các nguyên liệu thành phần không phù hợp cũng có thể khiến bánh bị bở nát hoặc cứng đơ như đá. Qua những dẫn chứng trên, hẳn bạn cũng thấy việc pha bột tráng bánh cuốn tương đối khó xơi phải không?
Tuy nhiên đối với mọi vấn đề, biết thì dễ mà không biết sẽ thành ra khó. Và kỹ thuật pha bột tráng bánh cuốn cũng chẳng phải ngoại lệ. Vậy nên, khi thực hiện kỹ thuật này, bạn cần ghi nhớ 2 điểm “cầm trịch”: thành phần- tỉ lệ nguyên liệu và quy trình pha chế theo trình tự trước sau. Khi lấy những điều này làm điểm tựa thì chẳng chắn mẻ bột nào ra lò cũng ngon lành
2. 3 tiêu chí đánh giá bột tráng bánh cuốn đạt chuẩn
Dưới góc nhìn chuyên gia thì dưới đây là 3 điểm nhận diện bột làm bánh có chất lượng “xịn đét”:
2.1 Nước bột trắng đục
Không ít người cho rằng bột bánh cuốn phải trắng tinh thì mới là hàng “cực phẩm”. Tuy nhiên bạn hãy ngẫm lại mà xem, có loại bột gạo nguyên cám nào mang màu sắc đầy tính lột tẩy như vậy? Đặc biệt là khi chúng được pha trộn cùng bột năng, bột ngô/khoai tây. Vậy nên sắc trắng đục là 1 trong những tiêu chí vàng cho thấy bạn sử dụng đủ thành phần, nguyên liệu chế biến vẫn ở trạng thái nguyên bản, có chất lượng siêu “ổn áp”.
2.2 Có độ dính, quyện
Yếu tố kết nối là điều đặc biệt quan trọng khi làm bánh, đặc biệt là với đại diện cần tráng thành bản mỏng trên diện tích rộng như món ăn đang xét. Thực tế cho thấy nếu bột loãng thếch, không có sự liên kết thì khi thao tác, tay nghề có giỏi đến mấy cũng chẳng thể tạo hình bánh. Do đó sau khi pha bột, bạn hãy “thẩm qua” độ dính, quyện của nguyên liệu này.
Hãy múc 1 muôi bột nước, để cách xa vật chứa chừng 25cm và rưới nhẹ xuống. Nếu chúng chảy từ từ thành dòng, không tạo giọt (trừ khi gần hết) thì chứng tỏ bột pha đã đạt yêu cầu rồi đấy!
✖✖✖ CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: Nồi tráng bánh cuốn bằng củi
3. Cách pha bột bánh cuốn tráng nồi hơi mềm dai ngon “hết nấc”
Có 1 yêu cầu khá “khoai” khi đánh giá chất lượng món ăn này đó là thành phẩm dai nhưng phải mềm chứ không khô xác, cứng ngắc. Tuy nhiên đừng lo lắng, bạn có thể đáp ứng cực nhanh yêu cầu này nêu nắm vững quy trình pha chế dưới đây!
3.1 Chuẩn bị nguyên liệu
- Bột gạo: 2 lạng
- Bột năng: 1 lạng
- Bột ngô/khoai tây: 1 lạng
- Muối: 5-7 gam
- Dầu ăn: 5 thìa cafe
3.2 Các bước thực hiện
- Cho gạo vào rổ, đãi 2, 3 lượt để loại bỏ các tạp chất như: vỏ trấu, vụn sạn, hạt thóc còn nguyên…
- Ngâm gạo vào nước với tỉ lệ 1:3, thay nước 60’/lần. Sau 5h thì vớt gạo ra và để ráo
- Châm 800ml nước vào nguyên liệu, đem xay nhuyễn để tạo ra dạng bột nước. Chú ý cho từng lượng nhỏ, thao tác đều tay để nước quyện với gạo, không làm tắc cối khi thực hiện.
- Trút toàn bộ bột gạo nước vừa xay vào thau nhỏ, “mix” các loại bột còn lại vào cùng vài gram muối.
- Để bột lắng tự nhiên thì sau 30′ sẽ phân tách thành 2 lớp: 1 trong suốt phía trên (phần nước), 1 trắng đục phía dưới (phần bột).
- Sau 1h, đổ lớp nước trong phía trên đi. “Thế chân” chúng bằng lượng nước sạch tương ứng, chú ý khuấy đều sau mỗi lần thao tác , lặp lại chừng 3 lần là đạt
- Ở lần cho nước cuối cùng, bạn “bonus” 5 gam muối, dầu ăn rồi đảo qua trước khi tráng bánh.
3.3 Thành phẩm
- Bột bánh có màu trắng ngà, sóng sánh bề mặt trông cực hấp dẫn. Khi múc lên rồi đổ xuống, chúng tạo thành dây không đứt rời trông y hệt bột sắn dây vừa khuấy chín. Đặc biệt là ngửi có mùi thơm nhẹ của gạo và không hề bị chua. Với tất cả những điểm cộng này, chắc chắn khi tráng bánh, thành phẩm tạo ra cứ gọi là cực ngon.
4. Mẹo pha bột làm bánh cuốn bằng nồi hơi thành công ngay lần đầu
Công thức pha bột có thể được chia sẻ rộng rãi nhưng những mẹo nhỏ dưới đây lại chẳng mấy ai biết. Và nếu muốn tạo ra sự khác biệt cho thành phẩm, hãy “ghim” ngay thông tin hữu ích này nhé!
4.1 Chọn loại bột gạo Khang Dân
Đừng nghĩ rằng khi bạn làm bột tráng bánh cuốn bằng loại gạo đắt đỏ thì chất lượng thành phẩm sẽ “xịn sò” nhất. Thực tế cho thấy, gạo Khang Dân chính là lựa chọn số 1 dù hình thức không có gì nổi bật. Tuy nhiên điểm đáng nói là loại gạo này có độ dẻo vừa phải, mềm mại và không bị khô. Vậy nên khi xay thành dạng nước, chúng có độ quánh nhẹ và cực dễ tráng cũng như tạo hình bánh.
Thêm nữa, nguyên liệu này còn có mức giá siêu rẻ, chỉ khoảng 14-15K/ký. Vậy nên đây là điểm tựa lý tưởng để bạn tối ưu chi phí và nâng cao lợi nhuận trong kinh doanh.
4.2 Chú ý trong suốt thời gian ngâm bột
Trong quá trình ngâm bột, chỉ cần có chút lơ đễnh là bao nhiêu công sức trước đó đều “đi bay” trong tích tắc. Điều này là bởi chúng ta cần duy trì việc thay nước sau mỗi giờ. Nếu không nước ngâm sẽ biến tính, tạo vị chua và khiến chất lượng bột tụt dốc không phanh. Vậy nên để chặn đứng nguy cơ nói trên, hãy đặt chuông báo và cài đặt âm thanh lớn để nhắc nhở trong giai đoạn đặc biệt này.
4.3 Thêm chút muối và dầu ăn trước khi tráng
Chế bột bánh mà không cho thêm muối thì thành phẩm ăn sẽ nhạt thếch, độ dai cũng bị ảnh hưởng ít nhiều. Do đó, đừng bao giờ quên việc thêm chút muối trong khâu “chốt hạ” bạn nhé!
Ngoài ra, nếu muốn bánh không bị dính vào màng vải nồi tráng bánh cuốn bằng điện thì hãy rưới dầu vào hỗn hợp nguyên liệu. Bên cạnh vai trò đáng kể trên, thành phần này còn cực có ích trong việc gia tăng nền nhiệt cho bánh. Từ đó giúp thành phẩm chín nhanh và chín nục hơn.
Vậy là mọi “nút thắt” xoay quanh cách pha bột bánh cuốn tráng nồi hơi đã được cởi bỏ triệt để trong bài viết này. Bây giờ thì bạn đã đủ tự tin để chế biến món ăn hấp dẫn trên rồi chứ?