Skip to main content

11 Cách bảo quản quán bánh mì giòn, lâu hỏng tại nhà

396 Lượt xem
0 Bình luận

Bạn yêu thích bánh mì và chẳng may làm quá tay nên thừa hơi nhiều, bỏ thì tiếc, mà giữ lại thì không biết cách bảo quản bánh mì ra sao? Hay bạn muốn dự trữ bánh mì trong nhà để khi muốn ăn là có ngay? Hãy tham khảo ngay 10+ bí quyết “giữ bánh giòn, lâu hỏng” cho từng ổ bánh cùng Thiết bị bếp Quang Huy nhé!

Cách bảo quản bánh mì
Cách bảo quản bánh mì

11 Cách bảo quản bánh mì giòn lâu đơn giản, hiệu quả

Mặc dù thơm ngon và hấp dẫn nhưng nếu để quá lâu bánh mì sẽ không còn giòn, dễ bị hư hỏng, thậm chí gây ra ẩm mốc ảnh hưởng đến sức khỏe và không gian sống. Vậy phải làm thế nào trong những trường hợp này?

Không để các bạn phải chờ đợi lâu thêm nữa, hãy cùng khám phá ngay nhé!

1/ Bằng túi giấy

Bảo quản bánh mì bằng túi giấy
Bảo quản bằng túi giấy

Dùng túi giấy là một trong những phương pháp bảo quản bánh mì cực đơn giản, có thể để qua đêm và thưởng thức luôn trong ngày hôm sau. Thông thường các loại bánh mì khi mua về có thể giữ được độ giòn và hương vị thơm ngon từ 7 – 9 tiếng (tùy loại). Khi dùng túi giấy để bọc lại thì sẽ hạn chế được hơi ẩm từ ngoài lọt vào trong bánh mì, đồng thời hơi ẩm ở bánh mì (nếu có) cũng được hút vào túi giấy nhanh chóng.

Túi giấy có khả năng hút ẩm mạnh nên ở nhiệt độ phòng, bạn cũng có thể ngăn ngừa ẩm ướt và giữ cho bánh mì khô ráo ngay trên bàn bếp mà không cần thiết bị hỗ trợ phức tạp, tốn kém chi phí.

2/ Bằng giấy báo

Bảo quản bánh mì bằng giấy báo
Bảo quản bằng giấy báo

Giấy báo cũng có công dụng tương tự như túi giấy với khả năng loại bỏ ẩm khỏi bánh mì, giữ cho thực phẩm này luôn khô ráo và giòn thơm. Tuy nhiên, điểm hạn chế ở phương pháp này là khả năng bảo quản lâu dài khá kém. Chỉ có thể giữ được hương vị và độ giòn qua đêm mà không thể để quá 7 – 9 tiếng. Vậy nên chúng ta có thể đến với những mẹo tiếp theo nếu muốn giữ độ giòn ngon lâu hơn nhé.

3/ Bằng túi zip

Bảo quản bánh mì bằng túi zip
Bảo quản bằng túi zip

Với tác dụng bảo quản như túi giấy nhưng khả năng giữ được độ ẩm cho bánh mì sẽ cao hơn bởi bản chất của túi zip là nilon với mật độ liên kết phân tử cao, không khiến khí và ẩm tràn vào trong túi đồng thời giúp độ ẩm không thoát ra ngoài.

Nếu sử dụng túi zíp để bảo quản hãy chú ý chia bánh thành những lát mỏng vừa ăn rồi mới cho vào túi nhé! Tiếp đến, để trong môi trường thoáng mát là sáng hôm sau có thể mang ra chế biến các món ngon hấp dẫn với bánh mì ngay và luôn.

4/ Bằng giấy bạc

Bảo quản bánh mì bằng giấy bạc
Bảo quản bằng giấy bạc

Giấy bạc cũng đảm bảo được môi trường tốt cho bánh mì, có khả năng hạn chế độc hại ở mức cao nhất. Hơn thế nữa, nếu muốn chế biến các món bánh mì nướng hay làm nóng lại bánh mì cũng rất dễ dàng: cho cả bọc giấy bạc vào lò nướng hay nướng trên bếp tầm 5 – 7 phút là có thể thưởng thức được.

5/ Bằng nước và than hồng/ lò vi sóng

bảo quản bánh mì bằng nước và than hồng
Bảo quản bằng nước và than hồng

Đây là mẹo làm giòn bánh mì nhanh chóng. Kể cả bánh mì đã ỉu cũng có thể phục hồi lại hình dáng và độ giòn như khi mới ra lò. Các bước thực hiện lại khá đơn giản:

  • Bước 1: Nhúng bánh mì vào nước.
  • Bước 2: Tiếp theo, nướng trên bếp than hồng khoảng 7 – 9 phút là bánh mì sẽ giòn và thơm trở lại nhanh chóng. Hoặc thay vì bếp than bạn cũng có thể cho vào lò vi sóng và chọn chế độ nướng cùng mức nhiệt 125 độ C tầm 05 phút là hoàn tất việc “hồi sinh” bánh mì.

6/ Bọc kín bánh mì và để vào ngăn tủ đông

bảo quản bánh mì bằng tủ lạnh
Bảo quản bằng tủ lạnh

Tủ đông (ngăn đá) là môi trường cực tốt để đảm bảo cho những đồ khô ráo giữ được hình dáng, dinh dưỡng và hương vị lâu nhất. Thời gian lưu giữ có thể lên tới 07 ngày. Khi cho ra rã đông rồi nướng lại vài phút là có được món ngon như trước. Hướng dẫn bảo quản bánh mì theo cách này như sau:

Bước 1: Bọc kín bánh mì và cho vào ngăn đá

  • Chia nhỏ bánh mì ra nếu bánh có kích thước lớn và đặt vào túi zip, vừa đảm bảo được lượng bánh vừa đủ mỗi túi, vừa có thể lấy được phần mình muốn ra khi cần mà không làm ảnh hưởng đến các miếng bánh khác.
  • Loại bỏ không khí ra khỏi túi rồi kéo zip túi lại.
  • Cho túi đựng bánh mì vào ngăn đông/ tủ đá.

Bước 2: Rã đông

Có 2 cách thực hiện như sau:

  • Cách 1: Lấy bánh ra khỏi túi đựng rồi cho vào lò vi sóng bật chế độ rã đông tầm 15 – 25 giây để bên trong bánh mềm ra và vỏ bánh mì nóng giòn trở lại.
  • Cách 2: Cho bánh vào lò vi sóng 152 độ C và nướng lại tầm 05 phút.

Chú ý: Nếu bạn để nguyên chiếc bánh mì để nướng thì thời gian rã đông trong lò vi sóng cần thời gian lâu hơn, tầm 25 – 30 phút thì bánh mới mềm giòn được.

7/ Bằng rau cần tây

Bảo quản bánh mì bằng cần tây
Bảo quản bằng cần tây

Tận dụng ngay những cọng rau cần tây đa năng nhé. Nghe qua có vẻ như rau cần tây thì làm sao có thể bảo quản được bánh mì nhưng thực tế đã chứng minh điều này là có khả năng. Cách thực hiện bảo quản như sau:

  • Nhặt các lá hành úa tàn và cắt bỏ gốc rễ.
  • Đem hành tây đi rửa sạch rồi để cho ráo hẳn nước vừa rửa.
  • Cho bánh mì và cần tây ráo nước vào túi zip và kéo chặt miệng túi lại là được.

Lưu ý:

  • Cách này chỉ áp dụng được đối với bánh mì nguội nhưng vẫn còn giòn.
  • Hãy đảm bảo cần tay thật ráo nước rồi mới cho vào túi cùng bánh mì để tránh thực phẩm bị mốc và hư hỏng.
  • Cần tây sau khi lấy ra khỏi túi zip có thể dùng để chế biến các món ăn như thường.

8/ Bằng táo

Bảo quản bánh mì bằng quả táo
Bảo quản bằng táo

Không chỉ cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể, các trái táo nhỏ xinh căng mọng còn là một cách bảo quản bánh mì hữu hiệu. Cũng giống với cách bảo quản bằng cần tây, bạn chỉ cần thái lát táo tươi và cho vào túi zip cùng bánh mì, kéo miệng túi cho thật kín và đặt ở nơi khô thoáng là có thể khiến bánh mì ngon như khi mới làm xong.

9/ Bằng khoai tây

Bảo quản bánh mì bằng khoai tây
Bảo quản bằng khoai tây

Nếu muốn giữ cho bánh mì giòn và không khô thì khoai tây cũng là một giải pháp đáng để bỏ túi. Đầu tiên bạn sẽ làm sạch khoai tây (có thể cạo/ gọt vỏ tùy thích). Tiếp đến thái khoai tây thành những lát mỏng rồi cho vài lát khoai tây cùng bánh mì vào túi kín bọc lại cho chặt là hoàn tất việc bảo quản bánh mùi bằng khoai tây.

10/ Bảo quản với đường cát trắng

Bảo quản bánh mì bằng đường
Bảo quản bằng đường

Mẹo bảo quản bánh mì này chắc hẳn không nhiều người biết đến nhưng nó cũng rất hữu ích để bánh mì giữ được độ giòn ngon hấp dẫn. Đường có tính chất hút ẩm cao, tạo ra môi trường bảo quản thực phẩm khô nhất là các loại bánh mì với hiệu quả tốt.

Cách làm cũng rất đơn giản: chỉ cần cho bánh mì và vài thìa đường cát trắng lớn vào túi rồi buộc thật chặt lại để tránh côn trùng bị thu hút bởi vị ngọt xâm nhập vào là được.

Thay vì sử dụng đường cát trắng, bạn cũng có thể dùng đường nâu (tầm 2 – 3 viên nhỏ nhỏ tương ứng) nhưng lưu ý không nên sử dụng các loại đường như đường thốt nốt, đường phèn, … bởi chúng có kết cấu nguyên phân tử khác và không đem lại hiệu quả hút ẩm như 2 loại đường ban đầu.

11/ Bằng chất bảo quản công nghiệp

Chất bảo quản bánh mì công nghiệp
Chất bảo quản bánh mì công nghiệp

Nếu làm bánh mì để bán số lượng lớn thì các chất bảo quản dạng công nghiệp là điều không thể thiếu tại nhiều lò nướng, công ty chế biến sản xuất, … Nếu bạn hay tham khảo các thành phần chế tạo in trên các loại bao bì đựng bánh sẽ thấy sự xuất hiện phổ biến của chất Calcium Propionate. Đây chính là chất bảo quản chuyên dụng trong các loại bánh và thực phẩm giúp ngăn chặn vi khuẩn tốt mà đỡ ảnh hưởng đến sức khỏe nhất hiện nay.

Để dùng chất bảo quản, bạn cần cho ngay vào trong khâu chế biến sản phẩm trước khi ra được thành phẩm cuối cùng. Hãy tham khảo kỹ và thực hiện theo hướng dẫn sử dụng mà nhà sản xuất đưa ra khi mua chất này về dùng nhé!

Chắc hẳn đến đây thì các bạn cũng đã biết được bánh mì ăn không hết bảo quản như thế nào rồi nhỉ? Đối với một số loại bánh mì đặc biệt thì cách bảo quản cũng cần thay đổi, đến với những nội dung tiếp theo để hiểu rõ hơn nhé!

Bảo quản bánh mì tươi chưa nướng

Cách bảo quản bánh mì tươi chưa nướng
Cách bảo quản bánh mì tươi chưa nướng

Đối với các loại bánh mì chưa nướng mà mới chỉ lên men, ủ bột và tạo độ phồng thì để bảo quản tốt bạn có thể thực hiện như sau: Bánh mì tươi mua về thường được bọc kín bằng túi sẵn, bạn chỉ cần bỏ túi bánh này vào tủ lạnh và đảm bảo nhiệt độ trong ngăn lạnh từ -22 độ C đến -18 độ C là có thể bao quản được bánh mì tươi lên đến 12 tháng tại gia.

Lưu ý: Sau khi bảo quản và muốn sử dụng bánh bạn sẽ chế biến bằng cách để ở nhiệt độ phòng tầm 12 – 15 phút. Qua tầm 5 – 10 phút để ở nhiệt độ phòng thì bạn sẽ bật lò nướng lên ở nhiệt độ cao khoảng 200 độ C hoặc hơn một chút để lò nướng nóng trước 5 – 10 phút. Tiếp đến phun sương tạo ẩm cho vỏ ngoài của bánh. Tùy theo từng loại bánh để lựa chọn thời gian nướng từ 4 – 5 phút cho bánh nóng giòn và ngả vàng suộm là dùng được.

Bảo quản bánh mì hoa cúc

bảo quản bánh mì hoa cúc
Cách bảo quản bánh mì hoa cúc khoa học, hiệu quả

Không khô giòn như những loại bánh mì thường, bánh mì hoa cúc là một trong những trường hợp ngoại lệ. Với cấu trúc bông xốp mềm mại cùng tính chất ẩm của bánh nếu không biết cách bảo quản thì rất khó để được sang ngày hôm sau. Thiết bị bếp Quang Huy sẽ mách bạn một cách bảo quản bánh mì hoa cúc cực chuẩn nếu tự làm hoặc mua về mà ăn không hết:

  • Đầu tiên, bỏ bánh mì vào túi đựng chuyên dụng hoặc bọc lại bằng màng bọc thực phẩm cho thật kín.
  • Để bọc bánh mì hoa cúc ở nơi khô thoáng, tránh ánh nắng trực tiếp và nhiệt độ không quá 28 độ C. Tốt nhất là cho vào ngăn mát của tủ lạnh để tránh vi khuẩn phát sinh và đảm bảo môi trường tốt nhất ngăn chặn hư hỏng cho bánh.

Lưu ý:

  • Ngăn đông cũng có thể bảo quản bánh mì hoa cúc nhưng nếu rã đông và nướng lại thường làm mất đi độ ngon vốn có có loại bánh này.
  • Hạn sử dụng của bánh mì hoa cúc thường là tối đa 03 ngày sau khi mở bao bì lần đầu. Vì thế hãy thưởng thức trong thời gian này để có được hương vị tốt nhất, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Bảo quản bánh mì và một số điều nhất định phải biết

Lưu ý khi bảo quản bánh mì
Bảo quản bánh mì và những điều nhất định phải biết

Trong “công tác” bảo quản bánh mì, ngoài những cách được chia sẻ ở trên thì các bạn nhất định phải lưu ý các vấn đề sau:

  • Để vỏ bánh mì giòn ngon và tạo ra lớp màng bảo quản an toàn và hiệu quả nhất thì giấy bạc sẽ là vật dụng được ưu tiên hơn thay vì túi nilon (kể cả túi nilon tự hủy).
  • Muốn kiểm soát nhiệt độ giúp bánh ngon giòn hơn khi nướng thì than hồng có thể khiến bạn gặp khó khăn. Vì vậy, lò nướng sẽ là phương án giải quyết tối ưu nhất. Đừng quên làm nóng lò nướng trước từ 5 – 10 phút để lượng nhiệt được đều đảm bảo thành phẩm thơm ngon, giòn rụm nhất.
  • Trong trường hợp có chủ ý bảo quản bánh mì (dự tính sẵn là mua thừa hay làm ra thừa để ăn dần) thì khi mới nướng xong hãy thực hiện các bước bảo quản ngay để có được hiệu quả tốt nhất.

Với các cách bảo quản bánh mì ở trên, hy vọng rằng bạn có thể bỏ túi được những giải pháp tốt nhất mà mình đang cần. Chúc các bạn thực hiện thành công!

5/5 - (1 bình chọn)
Đăng ký tư vấn miễn phí

Tìm hiểu 1 năm không bằng lắng nghe 1 câu tư vấn

Chưa có
đánh giá nào
5
0% | 0 đánh giá
4
0% | 0 đánh giá
3
0% | 0 đánh giá
2
0% | 0 đánh giá
1
0% | 0 đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Hỏi đáp

Không có hỏi đáp nào.

Đánh giá 11 Cách bảo quản quán bánh mì giòn, lâu hỏng tại nhà
Gửi ảnh thực tế
0 ký tự (Tối thiểu 10)
Bạn cảm thấy thế nào về sản phẩm? (Chọn sao)
Bài viết liên quan
Tư vấn
Chat Zalo
showromm Showroom
Gọi ngay