Bánh cuốn là món ăn dân dã, quen thuộc với mọi người dân đất Việt. Vậy đã bao giờ bạn tự làm món ăn này chưa? Có thể bạn nghĩ nó quá phức tạp, cần lò đúc và công thức pha bột bánh chuẩn. Trên thực tế, có rất nhiều cách làm bánh cuốn nóng để bán sử dụng dụng cụ đơn giản, sẵn có. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những công thức đó là gì nhé.
Bánh cuốn nóng – đặc sản văn hóa của người Việt
Bên cạnh những món ăn sáng mang đậm văn hóa ẩm thực người Việt như: phở, bún, miến, … thì bánh cuốn được coi như một thức quà bình dị mà lại cực kì bổ dưỡng, phù hợp để cải thiện bữa ăn cho mọi gia đình. Đặc biệt, bánh rất thanh mát, do đó phù hợp sử dụng trong những ngày hè nóng nực.
Bánh cuốn vốn dĩ có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng khi du nhập vào Việt Nam, nó được phổ biến và biến tấu linh hoạt phù hợp với từng vùng miền. Tại một số nơi, nó còn được gọi với cái tên như bánh mướt, bánh ướt, …
Cũng bởi nước ta nổi tiếng với nền văn minh lúa nước lâu đời. Chính vì vậy, các món ăn truyền thống chủ yếu được chế biến từ gạo. Bánh cuốn nóng cũng không ngoại lệ. Chúng được làm từ bột gạo hấp, cán mỏng. Ngoài ra, cách ăn phổ biến là cuộn với nhân thịt, bên trên rắc thêm chút hành khô, dùng với nước chấm chua ngọt.
Bánh cuốn nóng được coi là món ăn đặc sản, nổi tiếng tại hầu hết các tỉnh phía Bắc và Trung nước ta. Có thể kể đến như: Hà Nội, Cao Bằng, Hải Phòng, Hà Nam, Hà Giang, …
Chia sẻ 5 cách làm bánh cuốn nóng để bán
Bánh cuốn nóng dù là món ăn bình dân, phổ biến nhưng tại mỗi vùng miền, địa danh lại có cách làm khác nhau. Từ đó mang đến hương vị đặc sắc riêng. Hôm nay, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu 5 cách làm bánh cuốn nóng đặc sản nhé.
1. Cách làm bánh cuốn nóng Hà Nội
Nhắc đến bánh cuốn Hà Nội có lẽ nổi tiếng nhất chính là tại phường Thanh Trì. Bên cạnh cốm làng Vòng, xôi Phú Thượng, chả ốc Hồ Tây, … thì bánh cuốn Thanh Trì đã giữ cho mình 1 vị trí vững chắc trong thực đơn đặc sản tại đất Hà Thành. Những gánh hàng rong, cửa hàng bánh cuốn nóng đã từ lâu được coi như nét văn hóa tại nơi đây. Tuy nổi tiếng là vậy nhưng cách làm lại rất đơn giản. Cùng đến với công thức làm bánh cuốn nóng chuẩn vị Hà Nội ngay sau đây.
Nguyên liệu chuẩn bị
- Gạo Khang Dân: 0.5kg
- Bột năng: 1 muôi canh
- Nước sạch (uống được): 1 lít
- Thịt lớn xay
- Mộc nhĩ, nấm hương khô: 50gr/loại
- Hành tây, ớt tươi, hành khô
- Khác: đường, muối, mắm, tiêu, dầu ăn, giấm, …
*Chú thích: Nguyên liệu trên làm được khoảng 6 khẩu phần
Các bước thực hiện
Bước 1: Tạo bột bánh
Đầu tiên, đem nửa cân gạo đã chuẩn bị ngâm vào chậu hoặc nồi trong vòng 4 – 5 tiếng. Sau khi gạo đã ngấm đủ nước thì vớt ra cho vào cối đá xay nhuyễn. Trong suốt quá trình xay, bạn phải cho vòi nước tưới đều lên gạo. Điều này giúp hỗn hợp gạo xay nhuyễn hơn.
Thông thường, chỉ xay 1 – 2 lần, nhưng để tinh bột gạo mịn, mềm hơn bạn nên xay đến 3 lần. Như vậy, khi tráng bánh cũng sẽ chín đều, độ liên kết cũng tốt hơn. Đổ hỗn hợp bột vừa được xay vào nồi hoặc chậu lớn. Nếu chưa làm ngay, bạn cũng có thể bảo quản trong tủ lạnh để bánh không bị chua.
Tiến hành bước pha bột, bạn cho phần bột năng trộn với 1 thìa muối. Tiến theo, đổ nước vào chung, khuấy đều cho tới khi vừa độ sánh để tráng.
Bước 2: Làm nhân bánh
- Mộc nhĩ, nấm hương khô ngâm với nước ấm cho nở ra rồi rửa sạch, thái và băm nhuyễn. Đem xào chung với hành.
- Hành tây mang đi thái nhỏ, phi thơm với dầu ăn.
- Thịt lợn đã xay nhỏ, ướp với gia vị, bỏ vào xào cho săn lên.
- Cho hành tây cắt nhỏ cùng mộc nhĩ, nấm hương trộn đều cùng với thịt. Sau đó nêm nếm gia vị, thêm chút hạt tiêu cho vừa ăn.
Bước: 3.Tráng bánh cuốn
Dụng cụ dùng để tráng bánh ở đây có thể là nồi tráng bánh cuốn điện hoặc được chế từ xoong. Trước tiên, đổ nước vào nồi, đun với lửa lớn để nước nhanh sôi. Sau khi nước đạt đến 100 độ C và bốc hơi nóng thì bạn đổ bột bánh lên khuôn vải và tán cho bột mỏng, đều rồi đậy nắp lại cho bánh chín. Đợi khoảng 3 giây và nhẹ nhàng lấy bánh ra và để vào mâm, đĩa. thực hiện như vậy tráng hết chỗ bột bánh.
*Lưu ý: Mâm, đĩa để bánh cần quét trước một chút dầu ăn để bánh không bị dính. Ngoài ra, nếu tráng không hết bột, bạn có thể để hỗn hợp đó vào tủ lạnh, lần sau dùng chỉ cần thay nước là có thể dùng lại bình thường.
Với những chiếc bánh cuốn tráng xong, bạn lấy thìa xúc hỗn hợp nhân bánh trải đều lên. Sau đó, gập chéo hoặc gập đôi, cuộn lại và gắp ra đĩa.
Bước 4: Pha nước chấm
Tạo hỗn hợp gồm: nước đã nấu sôi, đường, nước mắm ngon, tỏi, bớt băm nhỏ, bột ớt. Hòa tan hỗn hợp đó và cho thêm chút giấm tạo vị chua nhẹ. Bạn nên thêm từng chút gia vị vào để có thể điều chỉnh phù hợp. Nếu nước mắm bị mặn quá thì bỏ thêm chút đường vào nước.
Bước 5: Hoàn thành và thưởng thức
Bánh tráng làm xong xếp sát vào nhau, tương tự như nem, rắc hành khô lên trên và bày ra đĩa. Bánh cuốn Thanh Trì thường được dùng kèm với rau thơm và chả quế, chấm với nước mắm chua ngọt, thơm ngon, dậy mùi. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể ăn kèm với nem sả hoặc nước sốt tương ớt.
2. Hướng dẫn cách làm bánh cuốn Cao Bằng
Bánh cuốn Cao bằng là một thức quà giản dị của miền sơn cước. Chính bởi xuất phát đặc biệt này nên hương vị của nó cũng rất đặc biệt. Bánh cuốn Cao Bằng có vị dẻo thơm, từng miếng bánh quấn theo hình nem, bên trong kèm nhân thịt hấp dẫn. Điểm đặc biệt nhất là khi ăn, bánh được dùng với nước ninh xương chứ không chấm nước mắm thông thường. Để hiểu rõ hơn về món ăn này, mời các bạn đến với công thức chế biến sau đây.
Nguyên liệu cần chuẩn bị
Những nguyên liệu chuẩn bị cho món bánh cuốn nóng Cao Bằng. Bạn có thể chọn mua nguyên liệu tại các cửa hàng, tạp hóa, siêu thị để làm. Với lượng bán cho cả gia đình ăn thì cần chuẩn bị những thứ sau:
Nguyên liệu chính | Nguyên liệu phụ |
|
|
Cách chọn xương lợn ngon
Xương ống là phần nên mua để ninh xương lấy nước dùng. Phần này đảm bảo ngọt thanh, thơm ngon, thích hợp dùng chúng với bánh cuốn nóng. Để chọn được xương ống ngon thì bạn cần chú ý:
- Quan sát màu sắc, trạng thái của xương. Thịt trên xương phải đỏ hồng là còn tươi, không bị tái nhạt, không có mùi hôi.
- Chỉ chọn xương có độ to chỉ khoảng 2 – 3 đốt ngón tay. Nếu loại to hơn thì có thể đó là xương lợn nái, còn nhỏ hơn có thể là lợn con.
Các bước tráng bánh cuốn Cao Bằng
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Xương ống mua về cho vào rửa sạch với nước để loại bỏ các chất bẩn còn dính lại
- Mộc nhĩ, nấm hương ngâm nước ấm để nở to giúp loại bỏ chân dễ dàng hơn. Sau khi bỏ chân, rửa sạch và cắt thật nhỏ.
- Hành lá loại bỏ rễ và rửa sạch, sau đó bạn khúc dài khoảng 1cm
- Hành khô lột bỏ vỏ và cắt miếng. Tiếp theo, cho hành vào dầu ăn phi vàng để cho dậy mùi là được.
- Tỏi, ớt đem rửa sạch và đập dập.
Bước 2: Pha bột đổ bánh cuốn
Nhìn chung, cách pha bột làm bánh cuốn Cao Bằng và bánh cuốn thông thường không có nhiều khác biệt. Tuy nhiên, để thưởng thức bánh cuốn Cao Bằng đúng chuẩn thì nên dùng phương pháp pha bột truyền thống. Cụ thể:
Cho 2 lạng bột gạo tẻ Cao Bằng trộn cùng 1 lạng bột năng. Tỉ lệ pha bột bánh cuốn là ⅓. Thêm 1 thìa muối trắng và 2 thìa dầu ăn và 1 lít nước sạch vào bột trên. Sau đó, khuấy đều để hỗn hợp đồng nhất. Việc bỏ thêm muối sẽ làm bột không bị chua, còn dầu ăn giúp bánh không bị dính vào khuôn tráng.
Để bột nghỉ tối từ 3 đến 4 tiếng, trong khoảng thời gian đó, cứ 30 – 60 phút lại thay nước 1 lần. Tốt nhất là bạn nên để cho bột nghỉ qua đêm, như vậy bột sẽ được nở tối đa, đảm bảo độ mịn, mềm.
Bước 3: Làm nhân thịt
Chuẩn bị 1 chảo vừa bắc lên bếp, đổ vào chút dầu ăn và hành phi thơm lên. Cho thịt xay và mộc nhĩ, nấm hương vào xào chung. Sau đó, nêm nếm gia vị vừa ăn, đảo đều cho ngấm. Lưu ý, chỉ nên nêm nhạt vì khi ăn còn thêm nước dùng bánh.
Bước 4: Cách làm nước xương chấm bánh cuốn
Nước ninh xương ăn kèm với bánh cuốn Cao Bằng được xem là “hồn cốt” của món ăn. Nó đóng vai trò tạo nên sự ấn tượng, mới lạ của món bánh. Chính vì vậy, tại công đoạn này, bạn cần thực hiện hết sức cẩn thận, khéo léo.
Với xương ống đã chuẩn bị, chặt khúc nhỏ, cho vào trần qua nước nóng để loại bỏ mùi tanh, chất bẩn. Tiếp theo, phi hành cho thơm và đổ xương vào đảo qua cho thấm gia vị. Cuối cùng, thêm nước sạch vào hầm trong 2 tiếng cho nước dùng được ngọt, đậm đà, thơm ngon.
Bước 5: Đổ bánh cuốn
Tại bước này, bạn cũng làm tương tự với cách đổ bột tráng bánh cuốn như thông thường. Làm bánh chính theo cơ chế hơi nóng. Có thể tham khảo phần tráng bánh cuốn Hà Nội ở trên.
Bước 6: Thành phẩm
Bánh sau khi tráng xong, bạn cho ra đĩa trang trí tùy thích. Phần nước lèo ninh xương, bạn múc ra bát rồi bỏ hành hoa, mùi tàu vào để thêm hương vị. Khi thưởng thức, ăn cùng rau sống, măng chua Cao Bằng đã chuẩn bị.
3. Cách làm bánh cuốn trứng Hà Giang
Hà Giang không chỉ là địa điểm có nhiều cảnh đẹp, mà còn có nền ẩm thực rất phong phú, đặc sắc. Nhắc đến các đặc sản nổi tiếng, chắc chắn không thể thiếu món bánh cuốn trứng Hà Giang. Đây là món ăn được nhiều du khách lựa chọn nhất để làm bữa sáng khi tham quan cảnh sắc núi rừng. Sau đây, hãy cùng đến với công thức chế biến món đặc sản này.
Nguyên liệu cần phải chuẩn bị
Các nguyên liệu bao gồm:
- Gạo tẻ
- Thịt lợn đen
- Trứng
- Xương ống
- Mộc nhĩ
- Hành, tiêu, tỏi và gia vị khác.
Các bước làm bánh cuốn Hà Giang
Bước 1: Chế biến nguyên liệu:
- Chọn loại gạo tẻ thơm, hạt đều, chắc mẩm, sau đó xay thành bột. Bột gạo đó đem ngâm qua đêm để gạo mềm và dẻo hơn.
- Mộc nhĩ đem ngâm, thái nhỏ. Thịt lợn đen người Mường, băm nhỏ. Tiếp đó, trộn đều chúng với nhau và xào chín. Rắc thêm hạt tiêu, hành lá và các gia vị vừa miệng.
- Xương ống mua phần tươi ngon, rửa sạch và trần qua nước sôi để khử mùi, chất bẩn.
Bước 2: Làm nước chan bánh:
Có lẽ cùng là vùng cao nên bánh cuốn Hà Giang cũng giống như Cao Bằng, đều thưởng thức với nước lèo. Tuy nhiên, xương chế nước ở đây phải là xương ống lợn đen. Xương ống sau khi đã sơ chế rửa sạch lại và cho vào nồi ninh. Để có được bát nước dùng thơm ngọt, xương phải được hầm trong 3 – 4 tiếng.
Bước 3: Đổ bánh cuốn:
Cho bột lên nồi, tán cho thật mỏng rồi đậy vung lại. Đợi vài giây cho bánh chín, thì bạn đập một quả trứng vào, cũng tán đều như với bột rồi đậy vung. Khi bánh và trứng chín đều, tiếp tục cho nhân mộc nhĩ thịt vào cuốn chặt và gắp ra đĩa. Rắc thêm lá ngó, hành phi lên bề mặt bánh.
Khi thưởng thức, để chuẩn phong cách người Hà Giang, bạn chan với nước lèo nóng hổi. Thêm giò, chả và rau sống ăn kèm.
4. Cách làm bánh cuốn Bình Định
Bánh cuốn Tây Sơn là một món ăn dân dã, gây nhiều thương nhớ khi nhắc vùng đất Bình Định. Món ăn là có sự góp mặt của nhiều nguyên liệu độc đáo như trứng, đậu phụ, chả, thịt nướng … Cũng nhờ vậy mà nó mang một hương vị đặc trưng, không lẫn với bất cứ món bánh cuốn nào khác. Chắc hẳn bạn cũng đang rất thắc mắc về cách làm món này. Chúng tôi sẽ chia sẻ ngay sau đây.
Những nguyên liệu cơ bản
- 0,5kh thịt ba chỉ
- Đậu xanh, đậu phụ, bánh đa nem, bánh tráng mè
- Bún khô
- 5 quả trứng vịt
- 1 củ hành tây, tỏi, ớt, chanh
- Rau sống các loại
- Gia vị khác
Các bước thực hiện
Bước 1: Thịt ba chỉ, bạn đem rửa sạch và chia thành 2 phần. 1 phần đem thái từng lát vừa ăn và ướp với các loại gia vị nêm nếm. Sau đó, để qua đêm cho thịt thấm đều. Tiếp theo, xiên thịt với các xiên tre và đem nướng trên bếp than hoa.
Bước 2: Băm nhuyễn phần thịt còn lại, mang ướp với hạt nêm, đường, tiêu. Đậu xanh vo sạch rồi nấu chín, trộn đều với thịt băm. Bún khô bạn chần qua với nước nóng để sợi bún mềm và cắt ngắn, bỏ vào hỗn hợp thịt đậu xanh. Tiếp theo, dùng thìa lấy hỗn hợp này gói vào chiếc bánh đa nem. Thả vào chảo dầu, chiên đến khi chín vàng đều.
Bước 3: Đậu phụ cắt miếng cũng đem rán vàng. Lưu ý, chỉ rán vừa tới để đậu giữ được độ mềm và vị ngọt.
Bước 4: Trứng vịt luộc chín và tách đôi mỗi trứng. Rau sống rửa sạch, ngâm với nước muỗi pha loãng và để ráo.
Bước 5: Bánh tráng mè bạn đem nướng rồi cắt thành từng miếng nhỏ bằng 1/3 bánh đa nem. Sau đó, đặt rau sống, thịt nướng, chả, trứng, … lên trên miếng bánh tráng nướng. Tiếp tục, đặt miếng bánh tráng mè lên bánh đa nem và cuộn tròn thật chặt.
Bước 7: Làm nước chấm “hồn cốt” cho bánh. Cho đậu phộng vào chảo rang rồi bỏ vào máy xay nhuyễn. Có thể đem xào cho chín, sẽ sử dụng lâu hơn và không bị thiu. Tiếp theo, chế nước mắm cùng chanh, tỏi, ớt, đường cho vừa khẩu vị. Cuối cùng, rắc đậu phộng đã xào chín vào phần nước mắm và khuấy đều.
5. Cách làm bánh cuốn Hải Phòng
Hải Phòng là một thành phố đẹp với danh sách ẩm thực đặc sắc, đậm chất phong cách địa phương. Khi nhắc đến “menu” thành phố Cảng, sẽ thật thiếu sót nếu không nhắc đến món bánh cuốn. Về cơ bản, bánh cuốn Hải Phòng cũng có bột bánh và nhân bánh giống với các nơi khác. Tuy nhiên, điểm khác biệt lớn nhất nằm ở bát nước mắm chấm dậy mùi, tròn vị, ngọt thanh.
Với cách làm tương tự với bánh cuốn Thanh Trì – Hà Nội ở trên. Để tập chung vào điểm khác biệt, chúng tôi sẽ chia sẻ tới bạn cách pha nước chấm bánh cuốn Hải Phòng chuẩn vị.
Nguyên liệu pha chế nước chấm
- Nước ninh xương (nước lèo)
- Nước mắm ngon
- Giấm, tỏi, ớt
Các bước đổ bánh cuốn Hải Phòng
Bước 1: Hầm xương, làm nước dùng
Bạn có thể mua sẵn nước hầm xương từ các quán phở hoặc tự làm tại nhà. Nếu mua sẵn nước dùng thì bạn chỉ cần đun sôi lên, sau đó lọc lấy phần nước trong là được.
Trong trường hợp tự làm tại nhà, bạn mua xương lợn, rửa sạch, chần qua nước sôi rồi bỏ vào nồi áp suất ninh với một chút nước trong 15 – 20 phút. Hầm xong, bạn cũng chỉ gạn lấy phần nước trong để chế nước chấm bánh cuốn.
Bước 2: Sơ chế nguyên liệu gia vị
Tỏi lột sạch vỏ còn ớt bỏ hạt, rửa sạch sẽ rồi đập dập, băm nhỏ cho thật nhuyễn.
Bước 3: Pha chế nước chấm chuẩn vị
Trước tiên, lấy 1 chiếc bát to sạch và khô. Sau đó, chắt một chút nước trong hầm xương vào. Tiếp đến, thêm chút giấm ăn và nước mắm nổi tiếng Hải Phòng. Khuấy đều tạo thành hỗn hợp hòa quyện với nhau. Lưu ý, vừa cho nguyên liệu vào vừa khuấy đều tay. Nêm nếm xem đã vừa miệng chưa.
Cuối cùng, đổ phần tỏi ớt băm nhỏ vào bát nước chấm. Tiếp tục, khuấy đều lên một lần nữa là đã hoàn thành.
Trọn bộ bí kíp làm bánh bánh cuốn nóng ngon
Trong bất kỳ món ăn nào, để thành công đều phải có công thức, bí quyết chế biến riêng. Với món bánh cuốn nóng, bạn cũng cần “bỏ túi” ngay những tips dưới đây để có món ăn thơm ngon nhất.
Lựa chọn bột đổ bánh cuốn
Theo truyền thống, bánh cuốn nóng thường được làm từ bột gạo tẻ. Tuy nhiên, ngày nay người ta có thể đa dạng sử dụng nhiều loại bột như: bột mì, bột năng, … hay thậm chí là cả bột pha sẵn. Để món bánh cuốn đạt được chất lượng tốt nhất, bạn có thể tham khảo những loại bột dưới đây.
1. Với bột làm bánh cuốn pha sẵn
Lựa chọn bột pha sẵn làm bánh cuốn là phương án thực hiện đơn giản nhất. Loại bột này có bán rất nhiều tại các cửa hàng, tạp hóa, siêu thị, … Bạn có thể dễ dàng mua chúng trên thị trường, vô cùng nhanh chóng.
Một số loại bột làm bánh cuốn pha sẵn được đánh giá cao:
- Bột đổ bánh cuốn Tài Ký
- Bột tráng bánh cuốn Vĩnh Thuận
- Bột làm bánh cuốn Mikko
Tuy nhiên, bạn cũng cần lựa chọn mua bột tại những địa điểm uy tín để đảm bảo chất lượng bột. Khi mua, bạn lưu ý xem hạn sử dụng, nguồn gốc xuất xứ hay cả thành phẩm cấu tạo. Nếu không may mua phải bột kém chất lượng thì khi chế biến bột dễ bị chua, bánh không ngon, bị dai hoặc quá mềm, … Do đó, bạn cũng cần hết sức lưu ý, chọn mua cẩn thận.
2. Với bột gạo tẻ làm bánh cuốn
Gạo tẻ là loại gạo phổ biến để làm bột bánh cuốn. Gạo chất lượng phải có hạt dài, trắng đục, khuôn hạt tròn, đều nhau. Bên cạnh đó, cũng nên chọn gạo từ mùa vụ trước vì sẽ bớt nhựa, khi xay không bị nhão. Tuy nhiên, tuyệt đối không chọn gạo để quá lâu, bảo quản không tốt, bị ẩm mốc. Chúng tôi xin gửi tới các bạn một số loại gạo tẻ ngon thường làm bột bánh cuốn dưới đây.
Gạo khang dân
Loại gạo khang dân có hạt nhỏ với đặc điểm xốp nở, không quá dính cũng không quá cứng, khi nấu hạt cơm khô. Do vậy, loại gạo này thường được dùng cho các quán cơm hay làm bún, làm bánh cuốn.
Gạo tẻ 504
Gạo 504 có dạng bầu, mang đặc tính xốp, nở, khô, không dính. Mặt khác, giống lúa này được gieo trồng rất nhiều nên giá bán luôn ổn định, dễ tìm mua. Những đặc điểm của 504 hoàn toàn phù hợp để làm bột bánh cuốn nóng.
Gạo Hàm Châu
Đây cũng là 1 trong những loại gạo được nhiều người lựa chọn khi nấu bánh cuốn, bún. Bởi đặc điểm khô, có thể ngậm nhiều nước, hàm lượng chất dinh dưỡng cao.
3. Với bột mì làm bánh cuốn
Bột mì là một nguyên liệu chính và được sử dụng phổ biến nhất trong các công thức làm bánh. Đây cũng là loại mà nhiều người thường dùng để làm bột bánh cuốn. Cũng giống như bột pha sẵn, bột mì có thể dễ dàng mua tại tất cả các cửa hàng tạp hóa, siêu thị lớn nhỏ.
Khi chọn mua, bạn cần đặc biệt lưu ý thành phần trong gói bột, tuyệt đối không chọn loại sử dụng hóa chất và chất bảo quản độc hại. Bao bì đóng gói cũng phải làm từ nguyên liệu sạch, không lẫn tạp chất, thân thiện và an toàn với người dùng.
Một số loại bột mì nên sử dụng trong làm bánh cuốn:
- Bột mì Hoa Ngọc Lan
- Bột mì Meizan
- Bột đa năng Tài Ký
- Bột mì Đại Phong
Tỷ lệ pha bột bánh cuốn
Có rất nhiều cách pha bột làm bánh cuốn, tùy vào loại bột bạn sử dụng, công thức bạn làm mà tuân thủ theo tỷ lệ nhất định.
- Đối với cách làm bánh cuốn bằng gạo tẻ và bột năng: bạn tiến hành hòa theo tỷ lệ tương ứng là 5:1. Đây là cách pha bột điển hình nhất hiện nay. Cụ thể: với 250gr bột gạo tẻ bạn sẽ trộn chung với 50gr bột năng cùng với 1 lít nước. Sau đó, khuấy thật đều.
- Đối với bột pha sẵn: Tùy vào khối lượng tịnh của gói bột, bạn tiến hành pha theo hướng dẫn trên bao bì. Cụ thể, với gói bột 400gr bạn tiến hành hòa cùng 1 lít nước ấm. Sau đó bỏ thêm chút muối và đường vào, để bột nghỉ khoảng 30 – 60 phút.
- Đới với bột mì: Tỷ lệ chuẩn để pha bột bánh cuốn với bột mì là 1:1:4 tương ứng với bột mì, bột năng và nước. Cụ thể, nếu bạn cho 200gr thì cần 200gr bột năng và 800ml nước. Bân cạnh đó, bạn nên thêm chút muối và dầu ăn vào để khi tráng bột không bị dính.
Một số lưu ý pha bột bánh cuốn ngon
- Tốt nhất nên ngâm bột qua đêm với điều kiện thời tiết mát
- Sử dụng thêm bột năng để bánh mềm, dẻo và dai hơn.
- Lượng nước cho vào có thể thay đổi tùy vào lượng bột. Khi cho các bạn nên đổ từ từ và vừa đổ vừa quấy để cảm nhận độ lỏng cần thiết.
- Nếu tự làm bột có thể cùng máy say sinh tố để đảm bảo bột nhuần nhuyễn, mịn và hòa quyện.
Phương pháp tráng bánh cuốn
Trước kia, để tráng bánh cuốn chỉ có 1 cách duy nhất là dùng nồi tráng truyền thống chuyên dụng. Nhưng với sự sáng tạo, cải tiến của con người ngày nay, mọi công thức, cách làm đều trở nên đơn giản hơn. Dưới đây là 2 phương pháp đổ bánh cuốn đơn giản tại nhà.
Cách làm bánh cuốn nóng bằng chảo
Với phần bột đã chuẩn bị bằng nhiều cách như trên, bạn tiến hành đổ bánh cuốn. Đầu tiên, bắc chảo lên bếp vặn lửa vừa, phết 1 lớp dầu ăn lên trên rồi múc một muôi bột vào chảo. Sau đó lắc nhẹ để bột trải mỏng đều, lấy nắp đậy lại.
Đợi 20 – 25s là bánh đã chín, tiếp theo bạn lấy bánh ra mâm hoặc đĩa sạch cũng đã quét dầu. Tiếp tục nhanh tay đổ bột vào làm mẻ bánh sau. Nếu làm bánh nhân thịt thì trong khi đợi mẻ sau chín, bạn thực hiện quấn phần nhân cho mẻ trước.
Cách làm bánh cuốn nóng bằng nồi hơi
Phương pháp này làm chính bánh theo cơ chế dùng nơi nước. Vì vậy, trước tiên bạn đổ nước vào nồi nơi (đảm bảo lượng đủ nhiều và giữ khoảng cách với khung tráng). Đặt khung tráng đã căng vải lên trên nồi hơi. Mở lửa to để nước nhanh sôi. Sau khi nước đã sôi thì múc 1 vá bột đổ vào và cán đều. Đậy vung khoảng 15s để bánh chín. Tiếp theo, lấy đũa quấn vào vòng vào mép bánh để lấy bánh ra. Thêm nhân vào giữa là xong.
Tráng bánh cuốn bằng nồi điện
Giới thiệu: Nồi tráng bánh cuốn bằng điện chính là dòng sản phẩm thế hệ mới, hiện đại nhất. Thiết bị hoạt động theo cơ chế chín hơi như nồi truyền thống. Tuy nhiên, chúng lại sử dụng nguồn nhiên liệu là điện năng. Bên cạnh đó, hệ thống điện sẽ tự động điều chỉnh sao cho phù hợp với giai đoạn nấu, cực kỳ tiện lợi. Nồi bánh cuốn điện chủ yếu được dùng tại các cơ sở kinh doanh quy mô từ nhỏ đến lớn. Có khả năng phục vụ nhanh chóng, nấu nước sôi nhanh và bánh chín chỉ khoảng 5s.
Cách đổ bán cuốn nóng:
Bước 1: Cho nước vào nồi tráng bánh cuốn điện, để nước ngập thanh nhiệt.
Bước 2: Vặn núm chỉnh nhiệt sang mức lớn nhất của cả 2 thanh nhiệt để nước mau sôi. Căng vải lên khung đổ bánh rồi để nắp vào nồi. Đậy vung lại.
Bước 3: Sau nước đã sôi, hạ nhiệt độ hoặc tắt 1 thanh nhiệt. Lấy muôi múc bột tráng bánh đổ và trải đều lên tấm vải và đậy vung. Chỉ cần đợi 3 – 5s là bánh chín.
Bước 4: Lấy bánh ra bằng đũa hoặc thanh gỗ. Thao tác nhẹ nhàng để bánh không rách. Trải bánh rải nhân vào, cuộn lại.
Làm nhân bánh cuốn
Nhân bánh cuốn đa số đều được làm từ nhân thịt. Cách làm đơn giản và ngon nhất là dùng thịt xay và mộc nhĩ, nấm hương, hành trộn đều với gia vị rồi xào lên cho ngấm. Tuy nhiên khi thực hiện bạn cần lưu ý một số điều sau.
- Nên lấy thịt làm nhân từ thịt ba chỉ lợn. Khi chọn dùng loại thịt tươi, màu hồng nhạt hoặc đỏ sẫm. Khi sờ vào thấy thớ thịt săn, chắc, độ đàn hồi tốt. Nhấn ngón tay vào từng thớ thịt sẽ có vết lõm nhưng không sâu.
- Phần da thịt mỏng, mỡ trắng, nhiều thịt. Tuyệt đối không chọn thịt của lợn già, vĩ nó dai và không ngon.
- Phần mỡ của thịt ba chỉ ngon thường có màu trắng trong đến hơi vàng nhẹ.
- Đặc biệt, miếng thịt chọn không có mùi tanh hôi nồng nặc.
- Mộc nhĩ, nấm hương khô nên kiểm tra kỹ, không lấy loại mốc, ẩm. Khi ngâm, cần dùng nước ấm.
- Nêm nếm gia vị hỗn hợp thịt nên cho nhạt vì khi ăn còn dùng với nước chấm.
Làm hành phi bánh cuốn thơm ngon
Cho dầu ăn vào chảo và phi hành tím đến khi hành thơm. Lưu ý, khi dầu sôi mới bắt đầu cho hành vào, vặn lửa thật nhỏ, đợi cho đến khi hành khô lại, ngả vàng thì tắt bếp. Tiếp tục đảo và vớt hành ra bát cho ráo dầu. Như vật là đã được phần hành phi dậy mùi, giòn thơm. Khi ăn rải một ít lên bề mặt bánh. Như vậy sẽ tăng thêm hương vị món bánh cuốn nóng.
Cách làm nước mắm ăn bánh cuốn nóng
Nước chấm tuy là phần nhỏ nhưng khá quan trọng để tạo thêm sự riêng biệt cho món bánh cuốn. Hãy nhìn bánh tráng cuốn Hải Phòng, Hà Giang và Cao Bằng, chúng đều có nước chấm bánh thật đặc biệt.
Khi làm bánh cuốn nóng hoặc mua ngoài tiệm nếu không ưng bạn cũng có thể pha theo cách dưới đây:
- Nguyên liệu: 50gr đường, 50ml mắm, 100ml nước trắng, tỏi, ớt, …
- Cách làm:
Để hỗn hợp nước, đường, mắm lên bếp với lửa nhỏ đến. Đợi khi hỗn hợp cạn còn 1/2 và sánh lại thì tắt bếp chờ cho nguội.
Băm nhuyễn tỏi, ớt đã bóc vỏ. Cho vào phần nước mắm vừa đun. Ngoài ra, bạn có thể thêm chanh vào tùy khẩu vị. Nếu vắt thêm chanh thì nước chấm luôn đậm đà và trọn mùi vị.
Trên đây là toàn bộ những thông tin về “cách làm bánh cuốn nóng”. Cảm ơn bạn đã quan tâm và theo dõi. Chúc bạn thực hiện thành công!