Bánh mướt là món ăn dân dã nhưng vô cùng nổi tiếng của người dân xứ Nghệ. Bánh có hình háng dài, được làm từ lớp bột cuộn tròn, mềm, mịn, trắng trong. Thoạt nhìn sẽ thấy rất giống bánh cuốn miền Bắc nhưng hương vị lại đậm chất xứ Nghệ. Hôm nay, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cách làm bánh mướt Nghệ An chuẩn vị, đơn giản tại nhà ngay sau đây.
Giới thiệu đặc sản xứ Nghệ – bánh mướt
Nghệ An – Một vùng đất có nền ẩm thực vô cùng phong phú, đa dạng, nổi tiếng khắp nơi. Ngoài thương hiệu cam Vinh, những món ăn từ lươn và các món xào. Thì bánh mướt cũng là một trong những đặc sản gây thương nhớ. Với người địa phương, bánh mướt chính là thức ăn sáng quen thuộc, thơm ngon để bắt đầu một ngày mới.
Mặt khác, người dân còn thường ăn bánh với đa dạng loại nước dùng: bò hầm, xáo vịt, xáo gà, lòng heo, giò lụa, thịt chó, … Và ăn kèm với các loại rau sống như: dưa, giá, xà lách, rau thơm, …
Khác với đa số món ăn, bánh mướt không thể mang đi xa, mà chỉ làm đủ dùng trong ngày. Có thể nói, với những người đã từng thưởng thức qua, chắc hẳn sẽ không thể quên nổi hương vị đặc trưng, đậm đà của món ăn này.
Những nguyên liệu cơ bản làm bánh mướt
Khẩu chuẩn bị nguyên liệu được coi như xây nền móng cho một ngôi nhà. Phần nguyên liệu có tươi ngon, đảm bảo thì thành phẩm mới tốt. Dưới đây là nguyên liệu làm bánh mướt Nghệ An cho 4 – 8 người:
- 150gr gạo
- 2 nhánh hành lá
- Hành tím băm nhỏ
- 7 muỗng dầu ăn
- Nửa thìa muối
Mẹo chọn hành lá ngon
- Chọn những nhánh có màu xanh đậm, tươi, lá thẳng, không dập, phần gốc hành củ to và còn rễ.
- Không nên chọn nhánh quá to hoặc quá bé.
- Khi ngửi hành có mùi thơm đặc trưng.
- Tuyệt đối không chọn những nhánh hành lá bị ngả vàng, héo, mềm rũ, dập nát hay biến dạng.
Hướng dẫn cách làm bánh mướt Nghệ An tại nhà
Để có món bánh mướt chuẩn vị, bạn có thể thực hiện theo cách làm bánh mướt Nghệ An đơn giản sau đây:
1. Vo và ngâm gạo
Cho gạo vào chậu, vo sạch với 2 – 3 lần nước rồi ngâm trong 4 giờ để gạo nở. Trong lúc ngâm, bạn nên thay nước tối thiểu 2 lần để gạo được thơm và nước trong hơn.
2. Xay gạo làm bột bánh
Sau khi ngâm gạo xong, vo gạo lại lần nữa rồi cho 2 bát nước sạch vào. Tiếp tục, chia gạo và nước làm 2 phần. Đổ lần lượt vào máy xay sinh tố, bật công tắc xay mỗi lần trong 2 phút. Trong lúc xay, bạn nên bật công tắc khoảng 10s thì tắt để máy nghỉ 2s rồi bật lại để tránh nóng máy.
3. Pha bột làm bánh
Bột xay xong, đổ bột vào bát lớn, bỏ thêm nửa thìa muối rồi khuấy đều. Sau đó, cắt nhỏ hành lá cho vào, thêm 2 thìa dầu ăn, khuấy đều là xong.
4. Chuẩn bị khuôn tráng
Lấy 1 tấm vải sạch, màu trắng, đường kính khoảng 35cm. Cắt 1 lỗ tròn nhỏ bằng đầu ngón tay ở góc. Tiếp theo, cho nước ngập nửa nồi, phủ tấm vải lên miệng và dùng dây buộc chặt, chú ý để lỗ nhỏ nằm ở gần mép nồi. Có thể tùy kích thước nồi, bạn có thể chọn kích thước vải phù hợp.
5. Tráng bột, làm bánh
Bắc 1 nồi lớn lên bếp, đậy nắp lại và bật lửa to cho đến khi sôi nước. Khi nước sôi, hơi nóng bốc lên nhiều, tiến hành mở nắp. Khuấy đều bột lên rồi múc 1 lượng vừa đủ lên tấm vải.
Sau đó dàn đều bột ra mặt vải, tiếp tục đậy nắp trong 5s. Khi bột chuyển sang màu trong nghĩa là đã chín. Lúc này, bạn mở nắp ra, dùng 1 chiếc đũa hoặc đồ chuyên dụng cuốn bột lại, cho ra dĩa để nguội.
6. Phi hành ăn kèm
Dùng 1 chiếc chảo, đặt lên bếp, bật lửa vừa và cho dầu ăn vào. Khi dầu nóng, đổ hành tím đã băm vào và đảo cho vàng thơm. Xong việc, bạn tắt bếp và đổ hành phi ra bát để nguội.
7. Hoàn thành
Tưới dầu hành phi lên đĩa bánh mướt và thưởng thức. Bánh mướt thơm mùi hành phi đặc trưng kết hợp với bánh mềm, mịn, và độ dai rất ngon.
Công thức làm bánh mướt có nhân
Bánh mướt có thể được ăn không hoặc kèm nhân tùy theo sở thích mỗi người. Ngoài cách làm bánh Nghệ An không nhân như trên, bạn có thể tham khảo thêm cách làm có nhân. Về phần vỏ bánh, vẫn sẽ làm tương tự như trên. Điểm khác biệt là bạn phải chuẩn bị thêm phần nhân bánh. Cụ thể:
Nguyên liệu làm nhân bánh:
- 300g thịt nạc heo
- Củ sắn băm nhuyễn phơi khô
- Hành tím băm nhuyễn
- 100g tôm
- Nấm, mộc nhĩ và các gia vị mắm, muối
Cách làm nhân bánh mướt:
Thịt nạc heo, tôm, mộc nhĩ, hành đem rửa sạch, băm nhuyễn. Sau đó trộn đều hỗn hợp với 1 thìa hạt nêm và ướp khoảng 15 phút.
Đổ vào một lượng dầu vào chảo, bật bếp phi hành thơm. Đổ toàn bộ phần hỗn hợp đã trộn ở trên vào xào đến khi thịt săn lại thì bắc ra, để nguội.
Sau khi làm xong vỏ bánh, dùng thìa lấy 1 chút nhân cho vào giữa, gấp bánh lại là xong.
Cách pha nước chấm bánh mướt đậm đà
Người Nghệ An thường thưởng thức món bánh này cùng với nước chấm. Đây cũng là một phần vô cùng quan trọng quyết định đến hương vị bánh mướt. Cách làm đơn giản như sau:
Chuẩn bị nguyên liệu gồm: nước mắm ngon, đường, chanh, nước lọc, tỏi, ớt.
Cách pha:
- Đo lương theo tỉ lệ: 1:1:1:5 tương ứng 1 thìa nước mắm : 1 thìa đường : 1 thìa nước chanh : 5 thìa nước lọc.
- Sau đó, dùng thìa khuấy tan hỗn hợp, có thể thử để nêm nếm vừa miệng. Cuối cùng cho tỏi ớt đã băm được nhỏ/nhuyễn vào.
“Bí kíp” làm bánh mướt Nghệ An để bán
Để mở quán kinh doanh bán bánh mướt, bạn nên trang bị cho mình 1 “bí kíp” đặc biệt. Đó chính là nồi tráng bánh mướt Quang Huy
Chiếc nồi được thiết kế nhỏ gọn, tiện lợi và sáng bóng đem lại vẻ chuyên nghiệp cho quán. Ngoài ra, nồi sử dụng nguồn điện gia đình 220V/50Hz rất tiện dụng, dễ dàng lắp đặt. Trên hệ thống điều khiển có các chiết áp chỉnh nhiệt và đèn báo. Vì vậy mà bạn dễ dàng vặn nhiệt độ theo ý muốn. Bên ngoài thân nồi, còn có ông thăm nước và ống tiếp nước nên bạn sẽ không phải lo lắng về việc đỡ khung tráng bánh để bổ sung nước. Như vậy giúp thao tác nhanh hơn, không gián đoạn.
Nồi tráng bánh mướt Quang Huy được coi là giải pháp kinh doanh hiệu quả số 1 hiện nay. Sản phẩm đang có mặt tại hầu hết các cửa hàng, quán ăn bánh mướt đông khách.
Cảm ơn quý bạn đọc đã lựa chọn và theo dõi đến cuối bài viết. Kính chúc quý vị thành công làm món bánh ướt “chiêu đãi” cả gia đình.