Mách bạn cách làm nước mắm cơm tấm siêu đỉnh chỉ với 2 bước cơ bản. Nhiều người pha được rồi nhưng vị lại ngang, không biết vấn đề do thành phần nào. Theo công thức dưới đây thì chỉ có Win chứ không bao giờ Fail được. Quan trọng là phải chú ý tới tỷ lệ các nguyên liệu cũng như trình tự pha chế.
1. Nước mắm – “linh hồn” của món cơm tấm
Nếu là người cuồng món này thì bạn cũng ăn thử ở nhiều tiệm rồi đúng không? Và chắc chắn khi đánh giá thì phải nhận xét về cả nước chấm ăn kèm. Chẳng mấy ai ăn cơm tấm mà lại thiếu đi bước trộn nước mắm kẹo với cơm. Khó có thể mô tả được sự thiếu thốn về cả cảm giác lẫn hương vị khi thiếu chén mắm.
1.1 Tô điểm thêm về màu sắc
Dĩa cơm thông thường đã đủ màu mè nhưng nước mắm đặt bên cạnh lại có sự nổi bật. Tỏi trắng, ớt đỏ, mắm nâu,… cùng sự óng ánh khi phản chiếu lại ánh nắng, đèn điện. Càng nhìn càng thấy thèm bởi sự kích thích về thị giác đến rất nhanh. Kết hợp với màu xanh của chén canh lại càng thêm phần hài hỏa, như 1 bức tranh mỹ thực.
1.2 Đậm đà hơn trong hương vị
Thịt sườn trong cơm tấm được tẩm ướp và nướng tới khi có màu vàng cánh gián. Tuy nhiên phần sốt nướng lại khá khô, không thể thấm hết vào cơm trắng. Đi kèm món còn có bì trộn, trứng ốp, tóp mỡ, xúc xích,… Những món này đều có vị khá nhạt, cần đồ chấm kèm. Tất nhiên, những ai không quen ăn gia vị sẽ cảm thấy không cần thiết cho lắm.
Nhưng thêm 1 chút mắm thôi cũng đủ làm dậy mùi, bung tỏa mọi sự tinh túy của món ăn. Làm sao quên được mùi vị trộn cơm với trứng lòng đào, rưới chút mắm, ăn kèm tóp mỡ giòn tan cơ chứ.
1.3 Tăng phần dinh dưỡng
Nước mắm có độ đạm tương đối, do thành phần tạo thành chủ yếu là cá, tôm,… Vậy nên đây là gia vị chứa sắt và calci, dù chỉ là 1 lượng nhỏ. Thêm vào món còn có chanh, tỏi, ớt,… kể sương sương đã bổ sung vitamin A, C, B. Đương nhiên là trong TH pha chế vừa đủ, không quá mặn.
➤➤➤ XEM THÊM: Các mẫu bảng hiệu cơm tấm: Đẹp, Nổi bật nhất
2. Cách làm nước mắm cơm tấm ngon nhất tại nhà
Có nhiều cách để pha chế mắm, quan trọng là theo khẩu vị của người thưởng thức. Nơi thì pha mắm, tỏi, ớt theo đúng kiểu cổ truyền nhất. Có chỗ thì lại pha mắm đường, thêm đu đủ, cà rốt bào sợi. Thế nhưng, tổng thể hương vị yêu cầu phải có mặn, ngọt. Những vị cay, chua chỉ là thành phần bổ trợ mà thôi.
Chuẩn bị thành phần
- Nước dừa, đường, nước mắm theo tỷ lệ 100ml : 75gr : 100ml. Thêm tỏi, ớt tùy khẩu vị.
Các bước thực hiện
- Thêm nguyên liệu vào nồi đun tới khi hỗn hợp kẹo lại thì tắt bếp.
- Nếu thích ăn chua thì cho thêm chút giấm để đun cùng. Sau khi cho ra chén thì chờ 7-10” cho nguội bớt.
- Băm tỏi, ớt và cho vào tô, đảo đều. Nếu muốn ăn mặn hay ngọt hơn thì điều chỉnh ngay trong bước đun sôi nhé.
- Cách làm này khá tốn kém vì cần chuẩn bị nhiều nguyên liệu. Hơn nữa quá trình nấu cũng lâu nên ít cửa hàng dùng. Tuy nhiên, nếu tự làm cơm tại nhà thì nấu mắm kiểu này rất ngon, lại còn chất lượng hơn hẳn.
Thành phẩm
- Thành phẩm là chén mắm có màu nâu nhạt, hơi kẹo (sánh) lại nhờ đường ngọt.
- Riêng với mắm cơm tấm thì không nên pha quá cay hay chua, dù bạn thích nhất 2 vị này. Nên cân đối sao cho cay, chua không lấn át mặn, ngọt: 2 vị chủ đạo cần có nhé!
3. Mẹo pha chế nước mắm ăn cơm tấm cực ngon, cực chuẩn
Ngoài việc chuẩn bị trang thiết bị hiện đại như tủ nấu cơm, nồi nấu canh, tủ lạnh,… Người bán hàng còn phải biết những tips pha chế nước mắm chuẩn chỉnh nhất. Ngoài việc tạo hương vị nguyên bản còn phải giảm chi phí nguyên liệu. Pha chế cho gia đình thì không cần quan tâm đến cost thành phần đâu, cứ chuẩn vị mà làm.
3.1 Chọn nguyên liệu chất lượng
Nguyên liệu pha mắm toàn những loại cơ bản, có gì đâu mà phải lưu ý. Hẳn là nhiều bạn nghĩ như vậy khi mua đồ như tỏi, ớt đúng không nào. “Kiến tạo” quan trọng nhất là nước mắm thì bạn đã biết cách mua chưa?
- Mua loại có thang đạm từ 35-40 độ là ổn rồi nhé. Muốn đậm đặc hơn thì có loại 50-60 nhưng khá mặn đấy nhé, cần pha chế nhiều. Hơn nữa, mắm đặc cũng không phù hợp cho việc pha, ăn nguyên chất sẽ ngon hơn.
- Mua từ các thương hiệu uy tín như Cát Hải, Khải Hoàn, Cà Ná, Phan Thiết,…
- Khi mua nhớ dốc ngược chai xem có bị cặn hay vẩn đục bên dưới đáy không
Bên cạnh đó, chọn chanh, tỏi, ớt cũng phải có những mẹo nhất định.
- Chanh có vỏ mỏng, căng, không bị sần sùi hay có nhiều nốt bên ngoài. Chanh như vậy mới có nhiều nước và cho vị chua thanh, không bị hắc. Có thể dùng thử chanh Thái hoặc chanh Huế nếu muốn đổi mới hương vị.
- Tỏi ta cho vị cay và thơm nồng nhưng tép tỏi khá nhỏ. Trong khi đó tỏi tàu lại có tép to, dễ bóc nên được nhiều người mua.
- Mẹo hay cho bạn thích tạo màu nhưng không ăn được cay là cho ớt chuông hoặc ớt sừng. Muốn cay hơn hẳn thì mua ớt xanh Đà Nẵng (ớt xiêm), ớt sừng Huế,… Cay vừa thì mua ớt hiểm là quá được rồi.
3.2 Pha chế theo trình tự
Bạn có chú ý vào trình tự các bước được mô tả bên trên chứ? Hãy pha theo đúng các bước như vậy nếu muốn tỏi và ớt nổi lên bề mặt. Sau khi pha xong mà muốn nêm thêm cũng phải chú ý trình tự:
- Nếu cho thêm đường thì có thể thả trực tiếp vào chén mắm đã pha
- Nếu thêm cốt chanh, nước mắm thì phải mix 2 nguyên liệu này ra chén riêng. Sau đó lấy mắm đã pha đổ lên trên. Nếu làm ngược lại thì tỏi và ớt sẽ chìm hết.
3.3 Nêm nếm lại cho hợp khẩu vị
Điều quan trọng phải nhắc lại nhiều lần, công thức chỉ là bổ trợ các bước thôi. Muốn ăn ngon nhất thì hãy pha theo đúng khẩu vị của bạn, như vậy mới thỏa mãn được. Vậy nên, cứ tự tin điều chỉnh gia vị, không cần rập khuôn theo đúng lý thuyết đâu.
Cách làm nước mắm cơm tấm còn nhiều kiểu tùy theo phong cách mỗi tỉnh thành. Muốn nấu ngon thì cần ăn thử tại những quán có tiếng về hương vị trước đã. Sau đó việc mô phỏng lại hương vị, cách làm sẽ dễ dàng cho bạn hơn.