Mở quán cơm là 1 trong những mô hình kinh doanh được rất nhiều hộ kinh doanh lựa chọn. Đặc biệt là tại các thành phố lớn với lượng người sử dụng dịch vụ là rất cao. Từ các quán cơm bình dân cho đến quán cơm văn phòng ngày mọc lên càng nhiều để phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng. Và hiện nay cũng là kinh doanh quán cơm thế nhưng mở quán cơm tấm đang trở thành 1 xu hướng cực Hot được nhiều người lựa chọn.
Vậy mở quán cơm tấm có lời không? Muốn kinh doanh quán cơm tấm bạn cần chuẩn bị những gì? Hãy cùng Quang Huy tìm hiểu cụ thể chi tiết trong bài viết ngày hôm nay nhé!
Mở quán cơm tấm cần chuẩn bị gì? Và cần bao nhiêu vốn?
Để kinh doanh quán cơm tấm an toàn và đạt lợi nhuận tối đa thì bạn cần có cho mình những kế hoạch cụ thể. Và trong kế hoạch đó của bạn cần xác định 1 cách cụ thể rằng mở quán cơm tấm cần chuẩn bị những gì và chi phí cụ thể là bao nhiêu? Để từ đó bạn có những đường đi nước bước rõ ràng mạch lạc nhất nhé!
Những thủ tục giấy tờ cần thiết để mở quán cơm tấm:
Đầu tiên chúng ta sẽ đến với những giấy tờ thủ tục cần thiết để có thể mở quán cơm tấm. Nhiều người cứ nghĩ có mặt bằng, có vốn là có thể mở được quán cơm. Tuy nhiên, bạn cần nắm được các loại giấy tờ bắt buộc phải có trước khi tiến hành kinh doanh. Không lại bị các cơ quan chức năng sờ gáy đấy nhé!
Với mở quán cơm nói chung thì chúng ta cần có 2 loại giấy tờ chính đó là giấy đăng kí kinh doanh và giấy chứng nhận an toàn thực phẩm.
Thứ nhất đối với giấy đăng kí kinh doanh, bạn có thể đăng kí tại ủy ban nhân dân Huyện nơi mà bạn sẽ mở quán với tiền phí đăng kí là 30.000đ nhé! Khi đăng kí kinh doanh thì bạn sẽ phải đóng các khoản thuế, cụ thể thì có 3 khoảng thuế như: thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân.
Loại giấy tờ thứ 2 bạn cần có đó chính là giấy chứng nhận an toàn thực phẩm. Tất nhiên rồi, với 1 hàng quán cung cấp các bữa ăn cho người tiêu dùng thì bắt buộc bạn phải có giấy chứng nhận an toàn thực phẩm rồi.
Địa điểm, mặt bằng kinh doanh:
Địa điểm kinh doanh là 1 trong những yếu tố chủ đạo quyết định đến việc kinh doanh quán cơm tấm của bạn thành hay bại. Tại sao lại nói như vậy? Vì như các bạn cũng đã biết thì kinh doanh thì 1 địa điểm đẹp mang đến cho chúng ta vô số những lợi thế.
Đơn giản, tại 1 khu vực đông dân cư với số lượng người sử dụng dịch vụ “cơm quán” cao. Thì với 1 địa điểm đẹp, rộng rãi, thoáng mát, sạch sẽ thì sẽ là điểm đến ưa thích của người tiêu dùng.
Xem thêm:
Tuy nhiên, nếu bạn đã có mặt bằng thì không tính đến nữa. Còn nếu bạn phải thuê mặt bằng thì nên cân nhắc kĩ lưỡng xem mặt bằng đó có giá bao nhiêu? Xét tổng thể mặt bằng đó từ diện tích, không gian, tiềm năng bán hàng,…như thế nào?
Bởi hiện nay thì đẻ thuê mặt bằng mở quán cơm ít nhất cũng từ 5-10 triệu/ 1 tháng. Tùy mỗi khu vực khác nhau thì sẽ có giá thành khác nhau, nhưng chắc chắn thì ở các khu vực càng trung tâm thì giá mặt bằng sẽ cao hơn nhé!
Thiết bị cần thiết cho phòng bếp của bạn:
Khi bạn đã có cho mình 1 mặt bằng kinh doanh ưng ý thì điều tiếp theo cho công việc chuẩn bị kinh doanh quán cơm tấm. Đó chính là bạn cần sắm sửa cho mình những thiết bị cho phòng bếp của mình. Có thể kể đến 1 số thiết bị chính như sau:
Tủ nấu cơm– tại sao lại là sản phẩm tủ cơm công nghiệp mà không phải nồi cơm điện công nghiệp? Bởi vì tủ cơm công nghiệp có khả năng nấu cơm tấm chín đều thơm ngon với số lượng lớn. Ngoài ra, sản phẩm này có thể giúp bạn hấp chín nhiều loại thực phẩm khác vô cùng đơn giản. Tùy vào quy mô kinh doanh của bạn để chọn cho mình 1 mẫu sản phẩm phù hợp nhất khi hiện nay tủ cơm công nghiệp có giá từ 6-22 triệu đồng.
Tủ lạnh: tủ lạnh là thiết bị sẽ giúp bạn giữ trữ những nguyên liệu thực phẩm được tươi ngon hơn.
Nồi, niêu, xoong, chảo
Bát đũa, nong nia,…
Các thiết bị phục vụ kinh doanh khác:
Ngoài các thiết bị cho phòng bếp thì bạn cần chuẩn bị các thiết bị khác như bàn ghế, quạt (hoặc điều hòa) tủ bán cơm, …. Việc bạn bố trí những thiết bị như quạt (hoặc điều hòa) sẽ giúp cho khách hàng có 1 không gian thưởng thức suất cơm 1 cách trọn vẹn nhất. Bạn có từng nghĩ, với việc ngồi ăn trong 1 hàng quán không có quạt hay điều hòa thì có khác gì 1 cực hình không nhỉ?
1 thiết bị cũng rất quan trọng mà bạn cần có nữa đó chính là tủ bán cơm Inox. Với sản phẩm này bạn có thể bố trí những món ăn của mình ra để khách hàng có thể chọn lựa. Mà bạn sẽ không phải lo bụi bẩn bay vào gây mất an toàn vệ sinh đâu nhé, khi mà tủ được bao quanh bởi lớp kính cường lực rồi!
Tổng chi phí cho các thiết bị này: [bàn + ghế (10-15 triệu đồng)] + [quạt hoặc điều hòa (10 triệu đồng)] + [tủ bán cơm (6 triệu đồng)] = ~ 30 triệu đồng
Tìm nguồn nguyên liệu “ngon – bổ – rẻ”:
Tiếp đến đó chính là nguyên liệu để làm nên những món ăn. Để kinh doanh được lâu dài và ổn định thì bạn cần nghiên cứu và chọn lựa các địa chỉ cung cấp nguyên liệu “ngon – bổ – rẻ” . Bởi nguyên liệu tươi ngon mới có thể chinh phục được khách hàng, mà nguyên liệu có rẻ mới tăng tối đa lợi nhuận cho bạn.
Các nguyên liệu này tùy thuộc vào thực đơn các món ăn mà bạn sẽ làm. Nhưng có thể kể tên các nguyên liệu chủ đạo đó là: cơm tấm, thịt lợn, thịt bò, cá, các loại rau củ,… và gia vị
Chi phí cho nguyên liệu này rơi vào khoảng 4-5 triệu đồng!
Quảng bá thương hiệu:
Quảng bá thương hiệu là việc làm vô cùng quan trọng với bất cứ mô hình kinh doanh nào. Việc quảng bá thương hiệu sẽ giúp hàng quán cơm tấm của bạn được nhiều người biết đến hơn. Có rất nhiều cách thức để bạn có thể quảng bá thương hiệu quán cơm của mình.
Nếu có nguồn lực thì bạn hoàn toàn có thể đầu tư chạy quảng cáo trên facebook hay google hay các kênh truyền hình, các tờ báo về ẩn thực,… Nhưng bạn nên nhớ là chi phí cho việc này là khá cao nhé!
Còn nếu nguồn lực hạn chế thì bạn hoàn toàn có thể tận dụng các trang mạng xã hội phổ biến hiện nay như facebook, zalo, …Hoặc các trang diễn đàn rao vặt miễn phí, tuy không cao như phương án chạy quảng cáo nhưng với giá miễn phí thì bạn hoàn toàn có thể tự mình làm.
Nhân viên:
Để có thể kinh doanh quán cơm thì 1 hay 2 người làm là 1 chuyện gì đó rất khó khăn và mệt mỏi. Chính vì thế bạn cần có cho mình nguồn nhân viên phục vụ. Đó là nhân viên nấu ăn và chạy bàn.
Hiện nay, với nhân viên quán ăn thì bạn có thể lựa chọn cho mình nhiều hình thức đó là làm part time và full time. Tùy vào số lượng khách để bạn tuyển số nhân viên hợp lí.
Tổng chi phí cho nhân viên tùy vào số lượng cũng như kinh nghiệm của họ. Chúng ta có thể ước chừng nằm trong khoảng 10-15 triệu đồng/1 tháng.
Số vốn dự phòng:
Kinh doanh bất cứ mô hình nào cũng có những khó khăn nhất định trong khoảng thời gian đầu tiên. Thậm chí là những rủi ra ngoài dự tính có thể xảy ra. Chính vì thể, để có thể ứng phó, xoay xở thì bạn cần có cho mình 1 nguồn vốn dự phòng riêng.
Và số vốn dự phòng bạn cần có để duy trì thời gian đầu khoảng 50.000.000 đồng.
Như vậy nếu bạn muốn mở quán cơm tấm thì trên đây là những gì bạn cần chuẩn bị. Và như bạn thấy đó thì số vốn bạn phải bỏ ra để kinh doanh mô hình này không phải là nhỏ. Bạn cần phải có số vốn khoảng 300 triệu đồng nhé. Ngoài những thứ cần chuẩn bị về tiền của thì bạn cũng cần trang bị thêm cho mình đó là những kinh nghiệm quý báu khác. Cùng chú ý theo dõi ngay dưới đây nhé!
Kinh nghiệm mở quán cơm tấm giành cho người mới bắt đầu!
Nghiên cứu thị trường, đánh giá đối thủ kĩ càng:
Người xưa có câu: “biết người biết ta – trăm trận trăm thắng”. Thật vậy, để kinh doanh an toàn và đạt hiệu quả kinh tế cao thì bạn cần nghiên cứu thị trường và đánh giá đối thủ 1 cách cụ thể rõ ràng. Đó là về dịch vụ cơm tấm có nhiều người sử dụng không? Khu vực mình dự định mở đã có ai kinh doanh chưa? Mô hình kinh doanh của họ như thế nào?
Từ đó bạn đưa ra những đánh giá rồi quyết định đưa ra phương án cụ thể. Sẽ chọn mô hình kinh doanh khác hay vẫn kinh doanh quán cơm tấm nhưng với quy mô lớn hơn, các dịch vụ sẽ tốt hơn để cạnh tranh với đối thủ.
Cách nấu cơm tấm thơm ngon hấp dẫn:
Với cơm tấm thì sự khác biệt lớn nhất chính là hương vị của hạt cơm tấm. Chính vì thế, để mang đến cho người tiêu dùng những suất cơm ngon hất, hấp dẫn nhất thì bạn cũng cần có cho mình 1 công thức riêng biệt. Hiện nay không khó để bạn có thể tìm được cho mình 1 công thức nấu cơm tấm thông qua google hay là youtube,… Hoặc là bạn có thể tham khảo: cách nấu cơm tấm ngon để bán của Quang Huy.
Thực đơn cho quán cơm tấm của bạn:
Như đã chia sẻ rất nhiều lần trong các bài viết về kinh nghiệm mở quán cơm bình dân hay quán cơm văn phòng. Thì đối với việc kinh doanh cơm tấm cũng vậy. Việc đa dạng thực đơn cho quán cơm tấm của bạn là điều tối quan trọng. Với 1 thực đơn phong phú, thay đổi mới mẻ sẽ mang đến cho khách hàng những trải nghiệm mới lạ. Mỗi thực khách sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn khi đến hàng quán của bạn.
Tuyệt đối không nên sử dụng những thực đơn nghèo nàn nhé! Bởi như vậy, bạn sẽ tạo nên sự nhàm chán đối với khách hàng. Và tối dám cá là không sớm thì muộn thì khách hàng cũng sẽ không quay lưng với hàng quán của bạn mà thôi!
Cách phục vụ với khách hàng:
“Khách hàng là thượng đế” chính là câu châm ngôn mà đối với bất cứ ai trong kinh doanh đều phải nắm rõ. Khách hàng chính là nguồn sống nguồn thu nhập cho hàng quán của bạn, chính vì thế bạn cần có cho mình những cách phục vụ phù hợp nhất.
Tiếp đón nhẹ nhàng với nụ cười tươi trên môi chính là những gì mà khiến khách hàng hài lòng. Tuyệt đối bạn không nên cãi vã hay là tỏ thái độ không hài lòng với khách. Vì đó chính là con dao có thể cướp đi công việc kinh doanh của bạn đấy!
Các chương trình khuyến mãi giảm giá:
Cuối cùng đó chính là triển khai các chương trình khuyến mãi giảm giá thời gian đầu mới kinh doanh. Với tâm lí ham rẻ, và giảm giá nên những dịp như vậy bạn có thể thu hút được 1 lượng khách đông đảo đến với hàng quán của mình.
Ngoài ra, 1 dịch vụ mà tôi thấy có khá nhiều quán cơm sử dụng đó chính là khuyến mãi trà đá. Tuy giá trị 1 cốc trà đá chỉ khoảng 3.000đ. Tuy nhiên, nó lại mang đến sự thoải mái giành cho khách hàng của bạn đấy!
Trên đây là những chia sẻ cụ thể chi tiết nhất giành cho những ai muốn mở quán cơm tấm để kinh doanh. Ngoài những thứ cần chuẩn bị , số vốn bỏ ra thì bạn cần lưu ý cho mình những kinh nghiệm quý báu nhé! Có thể bạn sẽ cần đến nó 1 ngày gần nhất. Bài chia sẻ ngày hôm nay của Quang Huy xin được dừng lại tại đây. Nếu thấy bài viết hay và ý nghĩa thì hãy chia sẻ để nhiều người biết đến các bạn nhé!
Chúc các bạn kinh doanh may mắn và thành công!