Tủ nấu cơm là thiết bị điện tiện lợi mà 99,99% có mặt ở các gia đình tại Việt Nam của chúng ta. Tuy nhiên, nồi hấp cơm công nghiệp lại là 1 khái niệm hoàn toàn mới mẻ bởi nó được biết đến trong các công ty xí nghiệp, trường học, doanh trại quân đội, quán cơm, nhà hàng,… Những nơi mà suất ăn cho 1 bữa là rất lớn, và lớn hơn rất nhều lần so với bữa ăn gia đình của bạn. Vậy chắc hẳn bạn đang rất tò mò về cấu tạo cũng như nguyên lí hoạt động của nồi hấp cơm công nghiệp này nhỉ? Bài viết hôm nay của Quang Huy sẽ giúp bạn khám phá chi tiết về dòng sản phẩm này nhé!
Cấu tạo của tủ hấp cơm công nghiệp:
Tủ hấp cơm công nghiệp hay còn có tên gọi là Tủ cơm công nghiệp là một sản phẩm đa năng tiện lợi. Luôn có mặt trong các gian bếp có khối lượng làm việc lớn. Và hiện nay có 2 dòng sản phẩm chính đó là tủ hấp cơm công nghiệp bằng gas và bằng điện. Nhìn chung thì cấu tạo của 2 dòng sản phẩm có khá nhiều nét tường đồng. Tuy nhiên, bên cạnh những điểm chung đó, thì 2 dòng sản phẩm vẫn sở hữu cho mình những đặc trưng cấu tạo riêng biệt.
Phần vỏ tủ
Vỏ tủ nấu cơm công nghiệp được thiết kế gồm 3 lớp: bên ngoài là lớp inox – ở giữa là lớp bảo ôn polyurethane – trong cùng là lớp inox. Thiết kế này giúp sản phẩm vừa chắc chắn, bền bỉ vừa tăng khả năng giữ nhiệt, giúp cơm chín đều nhanh chóng và ấm nóng trong nhiều giờ. Đồng thời, còn bảo đảm an toàn cho người dùng, tránh sự cố bỏng nhiệt khi vô tình chạm tay vào thành tủ.
Với việc sử dụng Inox 304 cao cấp như thế này thì bạn hoàn toàn có thể yên tâm về khả năng chống han gỉ cực tốt của sản phẩm. Khi mà dòng Inox này có khả năng chống han gỉ lên đến 80% cùng độ sáng bóng cực tốt.
Cửa tủ
Các mẫu tủ cơm công suất nhỏ từ 4 – 10 khay sẽ có 1 cánh cửa tủ. Còn các mẫu tủ lớn 20 – 24 khay sẽ có 2 cánh cửa tủ. Bên cạnh đó, viền cánh tủ còn có gioăng cao su chịu nhiệt, giúp đóng tủ kín chặt, giữ nhiệt bên trong tủ. Cánh tủ cũng được trang bị 1 lớp bảo ông cách nhiệt polyurethane cao cấp. Vừa có khả năng cách nhiệt, vừa có thể giữ nhiệt lâu sau khi nấu.
Ngoài ra cửa đóng mở tủ cơm thiết kế dạng tay cầm dễ dàng phân cấp 3 nấc. Tay cầm làm bằng chất liệu kim loại kết hợp với nhựa cách nhiệt. Có tác dụng khóa an toàn, hạn chế tình trạng cửa bị bật ra khi đang đun nấu, hơi nóng bên trong cũng không thoát ra bên ngoài
Khay đựng thực phẩm
Đây là nơi chứa đựng các thực phẩm cần chế biến như cơm, các loại bánh, thịt, rau… Tủ cơm công nghiệp thiết kế khay đa dạng từ 4 – 24 khay, mỗi khay có thể chứa từ 2 – 4kg/ gạo. Có 2 loại khay chính đó là khay có lỗ và không có lỗ. Loại có lỗ dùng để hấp các loại thực phẩm khác như thịt gà, hải sản, giò, hấp xôi,… Còn lại thì loại có lỗ chủ yếu là đế nấu cơm bạn nhé!
Thiết kế khay có kích thước chung 40*60cm và đều được làm bằng inox 304 sáng bóng, an toàn. Bên ngoài được tráng 1 lớp Nano chống dính đảm bảo cơm chín không bị dính vào khay. Các khay đựng thực phẩm này đều thiết kế dạng rời, tháo lắp dễ dàng, vệ sinh nhanh chóng
Khoang trong tủ
Khoang trong tủ được thiết kế, chia làm các ngăn với khoảng cách đồng đều để đặt khay đựng thực phẩm vào, giúp thực phẩm chín đều giữa các khay.
Dưới đáy tủ có khoang chứa nước, lắp đặt phao cấp nước tự động đảm bảo nước luôn ngập thanh nhiệt và ngắt tự động khi đầy
Thanh nhiệt và buồng đốt
Thanh nhiệt là bộ phận gia nhiệt sử dụng cho tủ nấu cơm công nghiệp bằng điện. Tùy vào công suất của loại thanh nhiệt này để quyết định đến khả năng làm chín cơm và thức ăn của bạn nhanh hay chậm.
Đối với tủ hấp cơm công nghiệp bằng gas, thanh gia nhiệt là bộ phận tiếp nhiệt từ buồng đối lên khoang chứa nước để làm nóng nước trong buồng. Và đây cũng là sự khác biệt lớn nhất giữa 2 dòng sản phẩm tủ hấp cơm công nghiệp này.
Đây là bộ phận làm nhiệm vụ chuyển đổi nhiệt, giúp đun sôi nước trong khoang chứa, để tạo hơi nhiệt làm chín đều các thực phẩm bên trong
Van xả áp (hay van xả E)
Van xả áp được thiết kế ngay sau mỗi chiếc tủ cơm công nghiệp. Bộ phận này được làm từ đồng nguyên chất với độ bền và không han gỉ. Chức năng của bộ phận này đó là xả áp suất trong tủ cơm công nghiệp khi nhiệt độ tăng cao. Với bộ phận này thì bạn không lo trường hợp tủ hấp cơm bị bí hơi, quá áp suất gây cháy nổ, nguy hiểm cho người sử dụng.
Van xả đáy
Cuối cùng là van xả đáy, đây là 1 trong những thiết kế cho thấy sự tiện dụng của sản phẩm. Với van xả đáy bạn có thể xả đi lượng nước thừa có trong tủ hoặc xả nước sau mỗi lần vệ sinh. Vô cùng dễ dàng và thuận tiện chỉ bằng 1 thao tác, ai cũng có thể thực hiện. Với việc bố trí van ở đáy tủ nên đảm bảo nước sẽ được xả hết sạch.
Ngoài ra, đối với các tủ hấp cơm công nghiệp còn những sự khác biệt khác trong cấu tạo như:
- Bộ đánh lửa
- Hệ thống xả khói phía sau tủ cơm công nghiệp
Nguyên lí hoạt động của tủ nấu cơm công nghiệp:
Thực tế thì sản phẩm tủ nấu cơm công nghiệp thông minh này có nguyên lí hoạt động khá đơn giản. Nguyên lí của sản phẩm này tương tự như bạn sử dụng hấp thức ăn cách thủy thủ công ở nhà vậy.
Để bạn có thể hiểu cụ thể nguyên lí hoạt động của sản phẩm này chúng tôi sẽ viết ra đây 1 cách cụ thể chi tiết như sau:
Đầu tiên, sử dụng nguồn nhiên liệu là gas hoặc điện.
- Đối với tủ nấu cơm công nghiệp bằng gas thì khi đốt cháy gas sẽ tạo nhiệt, đót nóng thanh gia nhiệt được bố trí sẵn.
- Còn đối với tủ cơm công nghiệp bằng điện có khác đó là sử dụng thanh nhiệt được làm nóng bởi điện năng.
Cả thanh nhiệt và thanh gia nhiệt đều được bố trí ở trong khoang chứa nước. Khi 2 bộ phận này được làm nóng cũng là lúc nước được cấp vào khoang chứa nước đến khi ngập thanh nhiệt và thanh gia nhiệt mới thôi.
Thanh nhiệt và thanh gia nhiệt cứ thế nóng đến mức cực đại khiến nước trong buồng chứa nước nóng lên (sôi). Tạo nên hơi nóng + với độ kín của tủ tạo nên áp suất cực lớn. Hơi nóng đó có thể nấu chín cơm và các loại thức ăn khác. Cứ như vậy, trong suốt 50 – 60 phút nấu cơm, nước ở trong buồng chứa sẽ cạn. Tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi đã có phao cấp nước tự động vô cùng thông minh. Phụ kiện này sẽ cấp nước vào buồng chứa ngay lập tức.
Ngoài ra, khi nấu cơm hay hấp thực phẩm khác thì áp suất trong tủ sẽ rất cao, sẽ rất dễ xảy ra cháy nổ. Chính vì thế mà được thiết kế 2 van xả áp suất (hay còn gọi là van xả E hay van xả khí đều được) phía sau tủ. Giúp điều hòa áp suất trong tủ, tự động xả khí khi áp suất quá cao, đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng.
>>> 6 mẫu tủ cơm công nghiệp đánh giá tốt nhất 2023 bạn nên xem
Hướng dẫn sử dụng tủ hấp cơm công nghiệp cực đơn giản:
1. Kiểm tra đường nước cấp tự động và đường gas ổn định. Lưu ý tránh tình trạng nước cấp tự động bị hết nước hoặc khóa van dẫn đến cháy tủ. Tuyệt đối không cấp nước thủ công bằng cách đổ nước trực tiếp và buồng đốt, nếu có sự cố cháy tủ chúng tôi sẽ không bảo hành.
2. Gạo sau khi được vo sạch như nấu với các nồi cơm điện thông thường khác sẽ được cho vào khay cơm. (Mỗi khay có thể nấu 3,5-3,7 kg gạo).Sẽ được châm nước như nồi cơm điện thông thường. Lượng nước tùy vào mỗi loại gạo ăn nhiều nước hay ít nước mà quý khách hàng cân đối.
3.Sau khi cho gạo và nước vào khay cơm đầy đủ. Đóng kín cửa tủ và khóa 2 chốt an toàn thật chặt. Tránh tình trạng chốt cửa bị tung ra trong quá trình nấu.
4. Sau khi cửa được khóa an toàn bạn tiến hành khởi động tủ cơm công nghiệp.
- Đối với tủ cơm công nghiệp chạy gas bạn sẽ tiến hành bật công tắc đánh lửa, nhấn núm vặn gas và xoay xuống dưới theo hướng.
- Đối với tủ cơm công nghiệp bằng điện bạn chỉ việc đóng áp cấp nguồn điện cho thiết bị là được