Gói bánh chưng ngày Tết là cơ hội để cả gia đình sum họp, gắn kết cùng nhau. Không cần phải giàu có về tiền bạc hay vật chất, chỉ cần giữ được tình thương và đoàn kết trong gia đình.
1. Bánh chưng tết – nét đẹp từ cổ tích đến hiện thực
Tương truyền vào thời vua Hùng, có chàng hoàng tử tên là Lang Liêu. Do sống bên ngoài từ nhỏ nên cuộc sống gần gũi thôn quê, không sung túc như các hoàng tử khác. Khi vua ban chiếu dâng lễ vật cúng bái trời đất thì Lang Liêu vô cùng khổ não. Rồi chàng được báo mộng rằng hãy dùng những hạt ngọc quý để làm vật tiến cung. Vậy là bánh chưng với hình vuông – biểu tượng của đất, bánh giày – hình tròn của trời được ra đời.
Mỗi dịp Tết, nhà nào cũng phải có vài chiếc bánh để thưởng thức. Dù ít hay nhiều vẫn cần có 1 chiếc để thờ cúng gia tiên. Đây cũng là 1 nét đẹp khi phát huy được truyền thống dân tộc. Cách gói bánh chưng không khó, ông, bà dạy bố, mẹ. Sau bố, mẹ lại dạy cho con cái,… Cứ thế, đời này hướng dẫn, chỉ bảo cho đời sau, rút ngắn khoảng cách thế hệ trong chốc lát.
2. Ý nghĩa đặc biệt của món bánh chưng ngày Tết
Đối với văn minh lúa nước của người Việt, bánh chưng bao hàm rất nhiều ý nghĩa. Bên cạnh đó còn biểu hiện sự cầu thị cho những hạnh phúc, sung túc,… Tại sao lại nên và cần làm món bánh này cho mỗi dịp Tết cổ truyền?
2.1 Là hình ảnh tượng trưng cho ĐẤT
Chiếc bánh này như “tác phẩm” được sinh ra từ đất mẹ. “Đất” bao bọc nếp, đậu, thịt,… bên trong như chính những sinh vật được nuôi trồng bên ngoài. Vừa chứa đựng tinh hoa lại mang kết cấu bền chắc, gắn bó thân tình.
2.2 Thể hiện sự no đủ, thịnh vượng
Người ta hay đùa nhau mấy câu “Chỉ Tết mới được ăn bánh chưng có thịt”. Khi xưa, VN còn nghèo, có những gia đình chỉ rau, cháo quanh năm. Thế nhưng, đến Tết họ vẫn cố mua miếng thịt để làm nhân bánh. Vậy là có 1 cái Tết “giàu”, “no” cho con cái trong nhà.
2.3 Gửi gắm tình yêu, tình thân gần gũi
Nhân bánh không phải đơn thuần là gạo, là thịt mà còn có tình yêu bao la. Khi con ăn tết xong sẽ lại rời xa gia đình, lo cho công việc, tương lai. Cầm theo những chiếc bánh chắc nịch thịt, đậu mà lại nhung về tháng ngày sum vầy. Mỗi dịp gói bánh cũng là lúc gia đình tụ tập, cùng nhau làm việc, trò chuyện năm cũ, gửi ước mong cho năm mới.
3. Giới thiệu 2 loại bánh chưng ngày tết phổ biến
Mỗi địa phương mang phong tục, tập quán khác nhau lại có cách làm bánh đặc trưng. Không còn quá quan trọng cứ bánh chưng là phải hình vuông, được gói bằng lá dong. 2 loại phổ biến xuất hiện mỗi dịp Tết có thể kể đến sau đây.
3.1 Bánh vuông
Là loại thịnh hành của người miền Bắc, phần lớn sẽ dùng khuôn khi gói, tạo hình đẹp mắt hơn. Bánh được làm từ nếp (đã ngâm nở), đậu xanh, thịt heo,…
Khi cắt sẽ tạo thành 3 lớp rõ ràng, vỏ bánh màu xanh nhờ lá dong bên ngoài. Cố định bằng lạt buộc hình chữ thập và dấu nhân kết hợp. Chiếc nào gói ra chiếc nấy, không “kết đôi” chung nhưng buộc cùng dây hoặc chung lớp lá ngoài cùng.
3.2 Bánh tày
Đây là loại bánh đặc trưng của khu vực miền Trung, đặc biệt 2 tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế. Nếp được ngâm cùng đậu đỏ, sau đó sao qua với chút muối.
Gói bằng lá chuối hoặc lá dong tạo hình bán nguyệt. Sau đó, chập 2 nửa làm thành 1 cặp đẹp mắt. Có nơi sẽ làm thêm nhân bằng đậu xanh hoặc các loại hạt đậu khác.
4. Luộc bánh chưng tết bằng nồi điện: Kỹ thuật hiện đại mới
Trước đây, mỗi lần nấu bánh là phải chuẩn bị củi lớn, nhỏ, trấu khô, rơm,… Kèm theo đó phải có chiếc nồi gang lớn với kệ bếp lò bên dưới. Và phải đặt ở những nơi thoáng khí, ít người qua lại. Mỗi quy trình đun như vậy phải mất từ 8-12h. Vì thế, nồi luộc bánh chưng đã được sản xuất, thay thế cách làm cũ. Vừa sạch, đẹp, cho thành phẩm ngon mà lại an toàn hơn rất nhiều.
4.1 Thời gian luộc chín nhanh
Thành nồi dày, thanh nhiệt hỗ trợ đun sôi cực nhanh. Nhờ vậy, chỉ 30″ (tùy dung tích) là nước bắt đầu sôi. Nấu chín bánh chỉ tốn 5-6h, kể cả mẻ lớn lên đến trăm chiếc.
4.2 Nấu được SLL trong 1 lần
Nồi được gia công với dung tích lớn, hình tròn, vuông có đủ. Có thể đáp ứng nhu cầu xuất xưởng bánh với SLL. Phù hợp cho các đại lý tổng kinh doanh, phân phối cho các đơn vị nhỏ hơn. Chỉ vài giờ mà nấu được trăm chiếc bánh, cực kỳ tiết kiệm thời gian, công sức.
4.3 Sử dụng an toàn, sạch sẽ
Không còn phải bận tâm đến vấn đề lửa lớn hay nhỏ, củi khô hay ướt,… Cũng không cần lo mưa phùn ảnh hưởng đến quá trình nấu. Nhờ tính tiện lợi mà nồi được đặt trong nhà, vận hành vô cùng an toàn. Không phải dọn dẹp tro bếp hay lo khí thải độc hại phát tán ra môi trường xung quanh.
4.4 Đa chức năng, bền lâu
Thiết kế nồi được tạo từ inox cao cấp nên có tính năng chống móp nếu va đập. Ngoài ra còn hạn chế ảnh hưởng từ oxy hóa trong không khí, không bị bạc màu, han gỉ. Dùng bền bỉ 10 năm với kết cấu bảng điện tỉ mẩn, chuyên nghiệp.
Bánh chưng ngày Tết là nét văn hóa chắc chắn còn lưu truyền đến tận mai sau. Không món ăn nào có thể thay thế những chiếc bánh này trên mâm cơm ngày Tết. Thế nhưng, dù thèm mấy cũng không nên ăn quá nhiều, nếu không muốn “tích mỡ” nhé!