Điều tệ nhất khi trổ tài dịp tết chính là bánh chưng cháy. Công sức hăm hở chuẩn bị mấy tiếng đồng hồ trở nên vô nghĩa. Từng cái bánh được gói gọn gàng cháy khét dính chặt với đáy nồi. Nếp bên trong bung bét ra ngoài khiến người nấu cực kỳ xấu hổ.
1. Bánh chưng cháy đen – vấn đề dở khóc, dở cười tưởng lạ mà quen
Đối với những người năm nào cũng gói thì việc gói bánh cực kỳ đơn giản. Thế nhưng, với người không rành thì thực sự khó nhằn, không ai muốn nhận. Người không khéo tạo hình thường được phân công góp sức ở phần trông lửa nấu bánh. Chỉ cần ngồi 1 chỗ thêm củi chờ chín, ai mà không làm được? Tuy nhiên, nếu sơ suất, ngủ quên tầm 2h là mẻ bánh sẽ cháy đen, cạn nước, bung bét ngay tức khắc.
Không biết từ bao giờ, hình ảnh bánh chưng cháy đen đã trở thành câu chuyện quen thuộc. Được người lớn mang ra để dạy con cháu đừng có lơ là khi trông bánh.
✔✔✔ THAM KHẢO: Nồi luộc bánh chưng bằng tôn hoa
2. Một số nguyên nhân chính khiến bánh chưng bị cháy
Nhiều người cho rằng canh củi lửa luộc bánh cực đơn giản, ai làm cũng được. Thế nhưng, để bánh chín đều, ngon sẽ cần nhiều bí kíp. Có những người nấu quanh năm đôi lúc vẫn bị thất bại, bánh cháy đen không chuẩn vì một số lỗi cực kỳ nhỏ.
Dưới đây là 1 số nguyên nhân chúng tôi tổng hợp được. Đừng vội cười trêu người khác vì không ai biết lúc nào bạn “lỡ tay” làm mẻ bánh đen đâu.
2.1 Do củi/nhiệt đun quá lớn
1 mẻ bánh thường nấu tầm 3 – 4 tiếng, nếu được dặn canh tới 2h sáng mà 1h đã khét đen thì thủ phạm chính là do lửa quá to. Người không chuyên thường nghĩ lửa càng to bánh càng nhanh chín, không cần tốn công chờ đợi đến đúng giờ. Tuy nhiên, không phải lúc nào lửa to cũng tốt, điều chỉnh nhiệt phù hợp ở từng giai đoạn nấu cực kỳ quan trọng.
Kinh nghiệm chọn củi luộc bánh tốt nhất được ông bà truyền lại là chọn khúc gỗ khô lớn. Ban đầu xếp củi, nhóm lửa cho cháy bùng lên, 2h cuối cùng không châm thêm mà để bánh ủ trên than hồng, lửa liu riu. Thành quả đảm bảo chín mềm, vỏ xanh mơn mởn, lớp lá bên ngoài không bị tét ra.
2.2 Nồi nấu cạn nước mà không biết
Khi nấu nước phải ngập mặt bánh bên trên. Nếu nghĩ rằng hơi nước có thể được bốc đều lên trên mà cho ít thì cực kỳ sai lầm. Đun cả nồi to trong 5h nên dù đổ ngập thì nước cũng nhanh cạn, người nấu phải canh thời gian mở nắp châm thêm.
Nếu quên mất thăm nước, bánh dễ khô khét cạn cả đáy, thậm chí nồi cũng bị hư hỏng. Cứ khoảng 60 phút/ lần nên dùng que gỗ nhấc nắp lên kiểm tra, thấy hơi cạn phải thêm vào nước sôi ngay. Lưu ý, không đổ nước lạnh sẽ làm bánh dễ bị nhão nát.
2.3 Người nấu quên mất đang luộc bánh
Nồi luộc thường khá to, nấu lâu nên thường được làm vào ban đêm cho tiện, người nấu có thời gian rảnh ngồi canh. Thời tiết đầu xuân se lạnh, lửa than hồng ấm áp, thêm cái chăn bên bếp lò thì ai cũng không nhấc nổi mí mắt lên. Bếp phải được dập lửa, thêm nước liên tục mà người nấu ngủ đến rạng sáng thì đáy nồi sẽ bị khét đen, biến dạng không sử dụng được.
➤➤➤ ĐỌC TIẾP: Luộc bánh chưng mấy tiếng
3. Bỏ túi bí quyết hạn chế rủi ro bánh chưng cháy
Bánh cháy tuy hài hước nhưng chắc hẳn không ai mong đợi. Công sức để gói lại mẻ mới có thể khiến nhiều người phải chán nản. Đừng lo lắng, vì có rất nhiều biện pháp đơn giản có thể hạn chế được tình trạng này.
3.1 Phân công nhiều hơn 1 người trông nồi
Nếu 1 – 2 người trông nồi sợ ngủ quên thì có thể lôi kéo 5 – 6 thành viên trong gia đình ngồi quây quần bên bếp lửa.
Người này ngủ quên thì có người khác thức để thêm nước. Thêm củi, không sợ bánh cháy đen, nhão nhoét. Phân công nhiều người như vậy mà cả nhà vẫn “rủ nhau” ngủ quên thì mẻ bánh không ai cứu được.
3.2 Thêm nước 1h/lần
Như đã phân tích, nồi được đun sôi liên tục nên rất dễ bị cạn nước, bánh cháy khét, biến chất không ăn được. Cứ cách khoảng 1h/ lần nên châm thêm vào nồi 2 – 3 ấm nước sôi. Mực nước xấp xấp mặt bánh để đảm bảo chín đều cùng lúc, không có tình trạng nửa sống nửa chín. Nước nên đun bên ngoài cho sôi bùng, đổ từ từ vào. Không xối lên bề mặt làm thành phẩm bị nhão, không đẹp mắt.
3.3 Chỉnh mức nhiệt/lửa nhỏ
Khi nấu chỉ có giai đoạn đầu nên để lửa to bùng lên để nước nhanh sôi. Sau đó, chỉnh lửa vừa để bánh được chín đều từ trên xuống dưới, nước không trào ra. Nếu sợ ngủ quên thì cứ để lửa cháy liu riu. Tuy bánh lâu chín hơn nhưng đảm bảo không bị cháy. Nên nấu củi to 1 – 2 lượt, sau đó để lửa than để ủ từ từ. Nước lâu cạn hơn nên có thể yên tâm thành phẩm chín, không khét nhão.
3.4 Sử dụng nồi luộc chuyên dụng
Hiện nay, nồi luộc hấp điện chuyên dụng được nhiều gia đình tin dùng. Khi có nhu cầu đun bánh hàng trăm chiếc thì đây là trợ thủ của người nấu. Không cần canh củi lửa vất vả, vận hành tự động, giá thành siêu phải chăng. Thiết bị điện đánh bay hầu hết những khuyết điểm của nồi bếp xưa cũ. Kiểu dáng đẹp mắt, dùng 1 lần là không bao giờ muốn đụng tới than củi nữa.
4. Nồi bánh chưng điện Quang Huy – Giảm 99% nguy cơ cháy
Nếu vẫn chưa thực sự an tâm thì Quang Huy sẽ mang tới bạn nồi luộc điện công suất cao. Không còn lo bánh cháy xuất hiện dịp cuối năm. Chỉ cần đầu tư 1 lần, thiết bị có thể xài tốt được 10 – 15 năm không cần sửa chữa. Dưới đây là 4 lợi thế của công cụ hiện đại này, loại trừ triệt để các vấn đề còn tồn đọng của phương pháp đun nấu cũ.
4.1 Có thể chỉnh nhiệt theo ý muốn
Khác với củi lửa không thể xác định được mức nhiệt đúng, thiết bị điện tích hợp. Bộ điều khiển ngay bên mặt ngoài, giảm xác suất cháy gần như bằng 0. Có đầy đủ các nút nguồn, đèn báo xanh, đỏ, núm vặn chỉnh nhiệt, thời gian…
Khi nấu, chủ động setup trước, nên tham khảo mức nhiệt và thời gian chuẩn để bánh chín đều. Sau khi hết thời gian, nồi tự động ngắt nguồn, không lãng phí điện. Không cần ngồi túc trực 5h đồng hồ vất vả. Điểm trừ duy nhất là quá tiện lợi, gia đình không thấy được hình ảnh quây quần bên nồi bánh giữa đêm khuya
4.2 Chất liệu dày dặn, an toàn
Bề mặt bên ngoài được phủ bằng thép không gỉ sáng màu. Căn bếp sáng sủa, không bị bám các mảng đen trên mặt như nồi nấu củi thông thường. Inox dày cứng, xếp từ 2 – 3 lớp giúp tối ưu khả năng giữ nhiệt bên trong. Khi nấu có dùng tay chạm trực tiếp vào thành nồi cũng chỉ hơi ấm, không bị bỏng.
Lớp khung bền chắc giúp người dùng an tâm sử dụng, di chuyển, vệ sinh có xảy ra va đập cũng không bị biến dạng. Sau khi dùng chỉ cần lấy 1 chiếc miếng vải ướt lau toàn bộ mặt bên ngoài là nồi sáng đẹp lung linh y như mới.
4.3 Dễ cho thêm nước khi cần thiết
Cuối cùng, thiết bị điện gắn thêm ống dẫn phía ngoài, thể hiện được mực nước, người nấu quan sát bằng mắt. Thiết kế này giúp quá trình châm nước đơn giản hơn nhiều, không cần mở nắp nặng nề mà có thể đổ trực tiếp qua ống dẫn nước.
Bánh chưng cháy là điều không ai mong muốn, có thể làm ngày Tết của bạn “bớt vui”, tốn thời gian làm lại mẻ mới. Tuy nhiên, nấu bằng phương pháp cổ truyền đã “ghi dấu” trong lòng người Việt. Lâu lâu có sơ suất thì xem như thêm tiếng cười cho cả nhà.