Skip to main content

Mở tiệm cơm tấm: 11 Kinh nghiệm cần nhớ để thu hút khách

341 Lượt xem
0 Bình luận

Kiếm tiền tỷ từ việc mở quán cơm tấm chẳng phải điều quá xa vời nếu bạn có công thức đồ ăn ngon cuốn lưỡi. Tuy nhiên, việc tự tay xây dựng 1 tiệm ăn không hề dễ dàng, phải bỏ ra nhiều sức lực nghiên cứu thị trường, có nguồn vốn ổn định. 

1. Chia sẻ 8 Kinh nghiệm mở quán cơm tấm LỜI CAO

Cơm tấm là món ngon dân dã, giá rẻ nhưng chắc bụng, góp mặt từ quán lề đường tới nhà hàng 5 sao đắt xắt ra miếng. Chỉ cần quan sát trên 1 đoạn đường ngắn vài trăm mét là đếm được tới 5, 6 tiệm cơm. Món ngon ai cũng thích ăn nên nhiều người rục rịch muốn mở tiệm buôn bán, mơ ước thu lãi cao nhanh chóng.

mở quán cơm tấm lãi cao

Tuy nhiên thực tế cực kỳ tàn khốc, các quán tiệm mọc lên như nấm nên cạnh tranh nhau rất dữ dội. Khách hàng có nhiều sự lựa chọn hơn, chỗ nào đồ ăn ngon, giá rẻ, nhân viên niềm nở sẽ “câu kéo” được nhiều người tìm tới. Do đó, để tăng xác suất thành công, trước khi đổ số vốn lớn để mở tiệm cần chuẩn bị kỹ, học hỏi bí quyết của người khác để tránh thua lỗ.

1.1 Nghiên cứu cung cầu khu vực

Trung bình đối với các quán ăn thì khách trung thành, khách vãng lai sẽ phân chia theo tỷ lệ 1:1. Chủ tiệm phải khảo sát xung quanh, dành nhiều ngày nghiên cứu các quán cạnh tranh để ước lượng số người vào hằng ngày. Nếu khu vực có quá nhiều quán tiệm, thực khách thưa thớt thì việc bán hàng sẽ chỉ khiến bạn bị thua lỗ nặng. Chỉ nên chọn nơi có số lượng tiệm ăn ít, tập trung đông người, gần trường học, khu công nghiệp… để có nguồn khách ổn định từ đầu.

1.2 Lập kế hoạch mở quán cụ thể

Việc lập kế hoạch là công đoạn “chủ lực” nhất nhưng thường bị bỏ lỡ. Mở tiệm mà không có định hướng cụ thể rất dễ bị thua lỗ. Trước khi đầu tư, bạn cần liệt kê rõ ràng các đầu mục như các đầu việc cần tiến hành, kinh phí hiện có, menu đồ ăn, mua dụng cụ cho quán…

Lập kế hoạch kinh doanh quán cơm tấm

Kế hoạch càng chi tiết, ước lượng chi phí gần đúng thì các công việc sẽ thực hiện trơn tru hơn. Tránh được tình trạng mua thừa thãi thiết bị gây tốn kém, chi phí “đội lên” liên tục từng ngày, không kiểm soát được.

1.3 Chuẩn bị đủ vốn lập nghiệp

Muốn mở tiệm buôn bán thì vốn là thứ không thể thiếu, bạn phải chia rõ số tiền cho việc thuê cửa hàng, mua trang thiết bị, thuê phục vụ… 1 khoản khác dao động từ 5 – 10 triệu đồng để mở cửa buôn bán hằng ngày, xử lý các vấn đề phát sinh đột ngột. 

Nên chia tổng vốn thành 2 phần, 60% cho việc xây dựng tiệm lúc đầu, 40% còn lại để duy trì việc buôn bán. Tuyệt đối không xài toàn bộ vốn ngay từ đầu, phải chừa lại để phòng hờ các tình huống như ế khách, công cụ hỏng hóc…

Chuẩn bị đủ vốn mở quán

1.4 Xác định mặt bằng kinh doanh

Điều tất nhiên là các vị trí tốt, đắc địa thường có giá thành đắt đỏ. Khu vực gần bệnh viện, trường học, chợ, xí nghiệp… có lượng người qua lại đông chính là nơi lý tưởng để thuê mặt bằng. 

Tuy nhiên, cần cân nhắc kỹ ngân sách thuê không được quá cao. Hơn nữa, điểm bán tốt kéo theo giá đồ ăn sẽ tăng cao để bù đắp chi phí, bạn sẽ khó cạnh tranh lại các tiệm rẻ hơn. Do đó, để hạn chế thua lỗ bạn có thể chọn mặt bằng núp hẻm gần khu đông dân cư, tiến hành khuyến mãi, PR để hút khách tới.

1.5 Hoàn tất thủ tục kinh doanh

Dù mở cửa tiệm lớn hay nhỏ thì để ổn định, được chính quyền bảo hộ bạn bắt buộc phải đăng ký các thủ tục cần thiết tại khu vực bán. Nếu trong lúc buôn bán có xảy ra tranh chấp mặt bằng, bị đối thủ nhái giả thương hiệu có thể nhờ pháp luật can thiệp để đòi quyền lợi. Đồng thời, nếu tiệm phát đạt, lợi nhuận cao thì chủ phải có nghĩa vụ nộp thuế hằng năm cho nhà nước.

Hoàn tất thủ tục kinh doanh

1.6 Đầu tư trang thiết bị quán ăn

1 vài thiết bị nhất định phải đầu tư “tậu” ngay khi mở tiệm gồm: tủ nấu cơm công nghiệp, bếp nước, nồi xửng đựng đồ ăn, tủ kính bảo quản… Tùy theo quán lớn hay nhỏ, tính toán có bao nhiêu người mỗi ngày mà chọn kích thước công cụ. Đừng mua loại quá lớn, vừa đắt đỏ lại không xài hết được công suất cực kỳ lãng phí, để trong gian bếp chiếm diện tích.

Thêm nữa, bạn phải đo kỹ diện tích tổng thể để đầu tư bàn ghế, bát đĩa,… và nhiều thứ linh tinh khác. Tuy các vật dụng này không quá đắt nhưng nếu mua một lần vài trăm món cũng tốn kém 1 khoản khổng lồ. Lưu ý nên mua nhiều hơn lượng cần sử dụng từ 20 – 30%, nếu có đổ vỡ, khách đông cũng có dụng cụ mới để thay ngay.

đầu tư thiết bị bếp nấu cơm

1.7 Thuê nhân sự phục vụ quán 

Để khiến khách ấn tượng với tiệm, muốn quay lại lần 2, lần 3 thì nhân viên chính là “cầu nối”. Trong lúc thuê, đào tạo phải chọn người niềm nở, ăn nói tốt, nắm bắt nhanh thực khách cần gì để đáp ứng tốt nhất.

Hơn hết, chỉ nên thuê số lượng vừa đủ, vào các dịp lễ Tết đông khách có thể mướn thêm part-time ngắn hạn. Trung bình, lương 1 người dao động từ 7 – 9 triệu đồng/ tháng nên cần đong đếm kỹ, đừng thuê quá nhiều rất tốn kém.

1.8 Lên chiến lược PR marketing

Dù mở tiệm chỗ tốt, trang trí hoành tráng, cơm ngon nhưng thực khách không biết đường tìm đến cũng chẳng tạo được doanh thu. Do đó lên chiến dịch PR ở nhiều kênh khác nhau, giúp khách hàng biết đến quán cực kỳ cần thiết. Bạn có thể tận dụng các kênh MXH như FB, Zalo, website, chạy Ads để “mời gọi” được nhiều người sinh sống khu vực xung quanh.

chiến lược marketing quán cơm tấm

Đồng thời, lúc mới khai trương, chưa có khách quen nên có KM như: tặng trà đá free, tặng sườn, trứng, freeship tận tay cho đơn từ 100K…. Tuy thời gian đầu sẽ không có lãi quá cao nhưng lâu dài thì khách hàng sẽ ổn định, buôn bán phát đạt hơn.

✖✖✖ PHẢI XEM: Kinh nghiệm mở quán cơm văn phòng

2. Một số rủi ro cần lường trước khi kinh doanh cơm tấm

Mở tiệm đã khó, khi khai trương xong rồi làm sao để duy trì, khắc phục được các rủi ro càng khó hơn. Do đặc thù mặt hàng bán là đồ ăn, nạp trực tiếp vào cơ thể khách hàng nên nếu có bất kỳ sơ suất nào xảy ra sẽ gây hậu quả nghiêm trọng. Chủ tiệm không chỉ cần có vốn mà phải có bản lĩnh, đầu óc nhanh nhạy, dẹp gọn các tình huống đột xuất, có biện pháp phòng hờ rủi ro thường gặp.

2.1 Hỏa hoạn, cháy nổ

Nhiều quán tiệm vận hành theo cách “lỗi thời” vẫn xài gas, than củi để đun nấu, chỉ cần sơ hở không trông chừng là nguy cơ hỏa hoạn rất cao. Lửa cháy lan không chỉ ảnh hưởng tới tiệm mà còn nhà ở, cửa hàng xung quanh, thậm chí gây tử vong nếu không sơ tán kịp.

rủi ro hỏa hoạn

Nếu có dấu hiệu, bạn phải giữ bình tĩnh ngắt mọi nguồn điện, đưa thực khách ra khỏi nơi nguy hiểm và gọi cứu hỏa tới hỗ trợ. Tốt nhất nên mua các thiết bị hiện đại, có thể tự ngắt nguồn khi có sự cố chập mạch để hạn chế rủi ro.

2.2 Ngộ độc/ kích ứng thực phẩm

Các vật liệu nấu cơm rất thông dụng, dù kiểm tra kỹ càng thế nào thì cũng không thể tránh được trường hợp đồ quá hạn. Ngoài ra, 1 vài khách còn dễ bị kích ứng bởi gia vị. ăn vào là ngộ độc, nổi mẩn rất nghiêm trọng. 

Khi xảy ra vấn đề, trước hết phải đưa khách hàng đi chữa trị, đừng vội phủi bỏ trách nhiệm, sau đó tiến hành điều tra nguyên nhân sau. Để giảm nguy cơ ngộ độc tới mức thấp nhất, chủ tiệm cần chọn nguồn hàng uy tín, nhập đồ tươi mỗi ngày, khi order món hỏi khách có kiêng bị gì không.

rủi ro ngộ độc thực phẩm

2.3 Thời tiết khắc nghiệt, bất lợi

Ngoài các lý do chủ quan như trên thì tiệm có thể ế ẩm do thời tiết mưa to, ngập úng. Tình huống này thường khó lường trước được, để cứu vãn chủ tiệm phải lặn lội giao hàng tới tận nơi cho khách. Điều kiện thời tiết xấu khiến mọi người ngại ra ngoài, bạn nên xem trước dự báo khu vực để hôm đó chuẩn bị suất ăn ít lại.

Mở tiệm cơm tấm trước nay luôn là hình thức làm giàu chưa bao giờ hết hot, tuy nhiên quá nhiều người “ăn theo” khiến nó bị bão hòa. Nếu bạn có đủ khả năng, nguồn vốn mạnh, đầu tư khám phá cách nấu ngon thì đây vẫn là cơ hội lớn. 

5/5 - (1 bình chọn)
Đăng ký tư vấn miễn phí

Tìm hiểu 1 năm không bằng lắng nghe 1 câu tư vấn

Chưa có
đánh giá nào
5
0% | 0 đánh giá
4
0% | 0 đánh giá
3
0% | 0 đánh giá
2
0% | 0 đánh giá
1
0% | 0 đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Hỏi đáp

Không có hỏi đáp nào.

Đánh giá Mở tiệm cơm tấm: 11 Kinh nghiệm cần nhớ để thu hút khách
Gửi ảnh thực tế
0 ký tự (Tối thiểu 10)
Bạn cảm thấy thế nào về sản phẩm? (Chọn sao)
Bài viết liên quan
Tư vấn
Chat Zalo
showromm Showroom
Gọi ngay